Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là tình trạng phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách điều trị tình trạng này như thế nào?
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa biểu hiện như thế nào?
Da mặt bị dị ứng nổi sần có thể gặp phải ở bất cứ ai, biểu hiện bằng những nốt mẩn đỏ li ti trên mặt, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa.
Bạn có thể phát hiện da bị dị ứng nổi sần thông qua những biểu hiện sau:
- Bề mặt da trở nên nhăn nheo, thô ráp, bong tróc, đặc biệt là ở những vị trí như trán, má, cánh mũi, cằm,...
- Da mặt bị khô ngứa sần sùi, sưng đỏ, nổi các mảng mề đay hoặc các mụn nhỏ li ti gây ngứa liên tục hoặc theo đợt.
- Da kém mịn màng, thiếu độ đàn hồi.
- Gương mặt thiếu sức sống, nhợt nhạt.
Nguyên nhân nào khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa?
Da mặt bị ngứa và sần sùi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này!
Khí hậu
Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, độ ẩm trong không khí thường bị mất cân bằng, lúc quá cao, lúc quá thấp, dễ khiến cho làn da, đặc biệt là da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Kiểu dị ứng do thời tiết này thường sẽ khỏi khá nhanh và không gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác.
Môi trường
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, bụi bẩn cũng là nguyên nhân làm cho da bị bít tắc lỗ chân lông, từ đó khiến da bị ngứa sần sùi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ không kéo dài quá lâu, thường sẽ hết trong vài ngày hoặc 1 - 2 tuần.
Môi trường ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị khô ngứa sần sùi.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong số những nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da bởi càng lớn tuổi, làn da lại càng lão hóa, độ ẩm và độ đàn hồi trên da giảm, hàng rào bảo vệ da cũng bị suy yếu khiến da trở nên mẫn cảm hơn, dễ bị dị ứng, nổi sần.
Thay đổi nội tiết tố
Khi nội tiết tố bị rối loạn, sức khỏe, làn da, cảm xúc,... đều sẽ bị ảnh hưởng. Đối với làn da, khi nội tiết tố thay đổi, da sẽ tiết dầu nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị bít tắc, dễ sinh mụn, sần ngứa, khó chịu.
Dị ứng mỹ phẩm
Đây cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa khá phổ biến. Mỗi một loại da đều sẽ hợp hoặc không hợp với một số thành phần có trong mỹ phẩm, nếu bạn không lựa chọn cẩn thận, chọn những loại mỹ phẩm kém chất lượng có những hoạt chất lột tẩy mạnh,... sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho làn da, một trong số đó là da bị ngứa sần sùi.
Một số loại mỹ phẩm cũng khiến làn da bị ngứa sần sùi.
Bệnh lý
Một số loại bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa như: viêm da cơ địa, chàm da, viêm da tuyến bã, vảy nến,...
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có nguy hiểm không?
Trên thực tế, da mặt bị dị ứng nổi sần không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cách điều trị cũng không quá khó. Tuy vậy, bạn cũng đừng nên chủ quan bởi nếu tình trạng này kéo dài và tái đi tái lại sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác như:
- Da mặt bị tổn thương: khi da bị dị ứng nổi sần ngứa luôn đi kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu khiến bạn phải gãi liên tục. Điều này sẽ khiến làn da bị trầy xước, tổn thương, gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Da lão hóa sớm: da khi bị tổn thương, hàng rào bảo vệ da cũng sẽ bị suy yếu, không đủ sức chống lại các tác nhân bên ngoài, khiến làn da nhanh lão hóa.
- Gây mất thẩm mỹ: khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, những mảng da sưng đỏ, mẩn ngứa sẽ khiến bạn mất tự tin, chưa kể khi có những tổn thương do gãi còn có thể để lại sẹo, vùng da không đều màu.
Da bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Dưới đây sẽ là những lưu ý để bạn cải thiện được tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa một cách hiệu quả:
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể được giảm thiểu bằng những giải pháp đơn giản.
- Tránh những tác nhân gây dị ứng: nếu da bị sần ngứa do dị ứng thì bạn cần phải xác định nguyên nhân và tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng đó.
- Chườm khăn lạnh: để làm dịu làn da đang bị sần ngứa, bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp lên vùng da bị ngứa trong 5 - 10 phút, tránh gãi.
- Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp: để hạn chế tình trạng sần ngứa, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu để làm giảm khô da, giảm kích ứng.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu: da mặt bị khô ngứa sần sùi cũng là biểu hiện của một số loại bệnh về da, do vậy, bạn cần nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị đúng, tránh làm tình trạng da trở nên nặng hơn.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đủ thông tin cần thiết để bạn có thể xử lý tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa một cách hiệu quả nhất.