Mụn bọc không đầu chính là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai khi gặp phải chúng. Vậy, mụn bọc không đầu là gì? Đón xem bài viết từ Sakirei để cùng tìm hiểu căn nguyên và cách điều trị loại mụn này như thế nào cho hiệu quả nhé!
Tìm hiểu về mụn bọc không đầu
Mụn bọc không đầu là những nốt mụn có kích thước to vừa, gây sưng, tấy đỏ và đau nhức ở vị trí nổi mụn. Mặc dù nhìn bằng mắt thường chúng ta sẽ không nhìn thấy đầu mụn trên bề mặt, nhưng nhân mụn của chúng thực chất vẫn nằm sâu bên dưới da. Sau một thời gian khi mụn đã chín, nhân mụn sẽ vỡ ra làm tràn dịch mủ và vi khuẩn làm lây lan sang các vùng da lân cận khác, gây nên tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn trứng cá ồ ạt sau đó.
Hình ảnh minh họa mụn bọc không đầu.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc không đầu
Bởi đặc tính khó điều trị, thậm chí có nguy cơ để lại hậu quả khôn lường khi xử lý mụn không hiệu quả. Vậy nên chúng ta cần phải tìm rõ những căn nguyên của mụn bọc không đầu để có biện pháp “triệt tiêu” mụn từ gốc rễ một cách an toàn nhất. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra mụn bọc không đầu trên da.
1. Tắc nghẽn lỗ chân lông
Lỗ chân lông là nơi “trú ngụ” lý tưởng cho tất cả các loại vi khuẩn, dầu thừa và cả tế bào da chết trên da. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra hầu hết các loại mụn trứng cá không chỉ riêng mụn bọc không đầu.
Mụn bọc không đầu bắt đầu hình thành từ dưới da.
2. Sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn
Điều này lý giải cho câu hỏi “tại sao da dầu thường nhiều mụn hơn các loại da khác?”. Da dầu có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây ra trạng thái lỗ chân lông bị bít tắc. Hơn thế nữa, vi khuẩn C. Ances (một loại vi khuẩn gây mụn trứng cá, cùng họ với P. Acnes) có khả năng tăng số lượng bên trong nang lông nhờ lấy bã nhờn làm chất dinh dưỡng chính của chúng. Vì thế mà mụn bọc không đầu hay các loại mụn khác có xu hướng mọc trên da dầu nhiều hơn.
Dầu thừa cùng bụi bẩn, da chết tích tụ trong lỗ chân lông gây nên mụn bọc sưng không đầu.
3. Rối loạn nội tiết tố
Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng mụn bọc không đầu nổi dưới cằm, đây có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể bạn. Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh. Nồng độ androgen gia tăng quá mức kích thích sự tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, đồng thời hệ thống miễn dịch phản ứng với các vi khuẩn xâm nhập trong quá trình này cũng làm da bị viêm nhiễm nặng hơn.
4. Lối sống kém lành mạnh
Ngày nay, chúng ta thường bị cám dỗ bởi những loại thức ăn nhanh có tính cay nóng và dầu mỡ nhiều, rượu bia, các chất kích thích khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Nếu chức năng đào thải độc tố của cơ thể bị quá tải, điều đó làm tăng nguy cơ phát triển mụn và sự viêm nhiễm trên da trầm trọng.
Mụn bọc không đầu có tự xẹp không?
Mụn bọc không đầu không có cơ chế tự xẹp hay tự lành được trong thời gian ngắn. Đây là tình trạng nhân mụn bị hình thành ngược sâu dưới lỗ chân lông. Vì thế mà loại mụn này thường rất “cứng đầu” nếu bạn cứ mặc nhiên để yên cho chúng trên da. Thời gian để càng lâu không điều trị, nốt mụn càng bị chai sần, thậm chí nó có thể tự vỡ nhân mụn dưới da gây viêm nhiễm đến các vùng da xung quanh.
Vậy, có cách nào xử lý mụn bọc không đầu an toàn hay không? Tham khảo ngay những cách trị mụn bọc không đầu mà Sakirei gợi ý cho bạn sau đây.
Những cách trị mụn bọc không đầu
1. Dùng tinh dầu tràm trà giảm sưng viêm
Tinh dầu tràm trà có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Sử dụng tinh dầu tràm trà ngay sau khi vệ sinh da sạch sẽ, thoa trực tiếp một lượng nhỏ tinh dầu lên nốt mụn một cách nhẹ nhàng. Thực hiện phương pháp này 2 lần/mỗi ngày để sớm thấy được kết quả tốt nhất.
2. Sử dụng đặc trị mụn không cần kê đơn
Một số loại thuốc/kem đặc trị mụn có thể bôi tại chỗ cho da mụn mà không cần kê đơn sẽ có chứa các hoạt chất như:
- Benzoyl Peroxide: hoạt động bằng cách giảm viêm và tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da.
- Axit Salicylic: có cơ chế hoạt động phá vỡ có liên kết tế bào kích thích loại bỏ tế bào da chết bên trong lỗ chân lông. Đồng thời, hoạt chất còn có tác dụng đẩy nhân mụn trồi lên bề mặt da, giúp quá trình loại bỏ mụn dễ dàng hơn.
- Axit Azelaic: có đặc tính kháng khuẩn. Kem hoặc gel axit azelaic 20% dường như có hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá thông thường khi sử dụng hai lần một ngày.
- Retinoids bôi tại chỗ: hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào da chết khỏi bề mặt da (tẩy tế bào chết), giúp ngăn ngừa chúng tích tụ trong nang lông. Lưu ý, hoạt chất này rất nhạy cảm dưới ánh nắng, nên bạn chỉ có thể sử dụng vào buổi tối. Trường hợp mang thai và cho con bú nên được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Gợi ý các loại kem trị mụn bọc không đầu tốt nhất hiện nay.
3. Thuốc kê đơn từ bác sĩ
Nếu tình trạng mụn của bạn có dấu hiệu biến chứng nặng hơn, hãy đến tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám. Các loại thuốc trị mụn được kê đơn bởi bác sĩ sẽ có chứa các thành phần trị mụn như Isotretinoin, Clindamycin, một số người sẽ được kê đơn thuốc tránh thai để kiểm soát hormone (dành cho tình trạng rối loạn nội tiết tố).
Có nên nặn mụn bọc không đầu hay không?
“Cách nặn mụn bọc không đầu” có lẽ là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất đối với những người đang gặp tình trạng này. Mụn bọc không đầu nên được nặn để lấy hết nhân mụn ẩn sâu dưới bề mặt da là cách trị mụn nhanh nhất. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu không khuyến khích hầu hết các trường hợp mụn trứng cá tự nặn mụn tại nhà, vì điều này dẫn đến một số hậu quả như viêm mụn nặng hơn hoặc sẹo mụn.
Cách nặn mụn tốt nhất là bạn nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện da liễu để được tư vấn, thực hiện kỹ thuật nặn mụn chuẩn y khoa. Nhờ đó, khu vực bị mụn của bạn được phục hồi hiệu quả nhất.
Kết
Trên đây là những chia sẻ về cách trị mụn bọc không đầu mà bạn có thể tham khảo cho quá trình trị mụn của mình. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm bài viết từ Sakirei.