Trên thị trường kem chống nắng bảo vệ da hiện nay, chúng ta thấy có hai loại chính là kem chống nắng vật lý và hóa học. Vậy kem chống nắng vật lý hay hoá học tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Kem chống nắng vật lý và hóa học là gì và cách phân biệt hai loại này?
1. Kem chống nắng vật lý và hóa học là gì?
Trước khi xác định kem chống nắng loại nào tốt, chúng ta nên hiểu rõ kem chống nắng vật lý và hóa học là gì.
Kem chống nắng vật lý (sunblock) loại vô cơ, thường chứa các thành phần như titanium dioxide (TiO2) và zinc oxide (ZnO). Khi được áp dụng lên da, chúng tạo ra một lớp màng chắn vật lý, ngăn chặn tia UV từ việc xâm nhập vào da. Điều này giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB và UVA một cách hiệu quả.
Trong khi đó, kem chống nắng hóa học (sunscreen) là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính là các hợp chất hóa học như oxybenzone, avobenzone, octisalate, hoặc octocrylene để hấp thụ và biến đổi tia UV thành nhiệt. Chúng hoạt động bên trong da và cần một khoảng thời gian trước khi trở nên hiệu quả. Đặc tính của kem chống nắng hóa học là kết cấu mỏng, nhẹ và không gây mùi.
2. Ưu, nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học
Việc xác định ưu, nhược điểm của mỗi loại chính là cách giúp bạn dễ dàng so sánh kem chống nắng vật lý và hoá học loại nào phù hợp hơn cho làn da của mình, từ đó đưa ra lựa chọn mua sắm hợp lý.
Cơ chế chống nắng của kem chống nắng vật lý và hóa học.
2.1. Ưu và nhược điểm của kem chống nắng vật lý
Ưu điểm:
Kem chống nắng vật lý có hiệu quả ngay sau khi áp dụng mà không yêu cầu thời gian chờ đợi như kem chống nắng hóa học.
Ít gây ra tình trạng kích ứng cho da, đặc biệt thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm, da đang điều trị hoặc làn da của em bé.
Nó tạo ra một lớp chống nắng bền vững, duy trì hiệu suất bảo vệ trong thời gian dài.
Tuy ít số lượng sản phẩm hơn kem chống nắng hóa học nhưng bạn vẫn dễ dàng tìm kiếm được loại kem chống nắng vật lý chất lượng, hiệu quả cao với ứng dụng công nghệ bảo vệ tiên tiến như kem chống nắng vật lý Sekirei, Innisfree, Obagi…
Kem chống nắng vật lý phục hồi tổn thương DNA SPF50+ PA++++
Nhược điểm:
- Vì kem chống nắng vật lý có kết cấu dày và đặc nên có thể dễ tạo ra cảm giác bí da, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, gây mụn và làm cho da trở nên dầu, tối và sạm màu.
- Có khả năng trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi, nhất là không phù hợp khi hoạt động ngoài trời hoặc tiếp xúc với nước.
- Thường để lại một lớp màng màu trắng trên da, không tương thích với tất cả các tông màu da.
- Khó kết hợp màu với lớp nền trang điểm khiến da không đều màu.
2.2. Ưu và nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm
- Sản phẩm thường có kết cấu mỏng, nhẹ, và ít nhờn, giúp dễ dàng thoa đều trên da và giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Sau khi thoa, kem thấm nhanh vào da, không tạo ra vết trắng bệt hoặc bóng dầu.
- Kem chống nắng hóa học có khả năng tệp màu một cách tốt với da và mỹ phẩm, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng làm kem lót trước khi trang điểm.
- Thường được cung cấp với chỉ số chống trôi nước, cho phép sử dụng một cách hiệu quả khi hoạt động ngoài trời hoặc dưới nước.
- Dễ dàng lựa chọn với nhiều sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu uy tín và hiệu quả như Anessa, La Roche-Posay, Paula’s Choice, Vichy
Nhược điểm
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần thoa kem chống nắng ít nhất 15-20 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để kem có đủ thời gian thấm sâu vào da và phát huy tác dụng.
- Do cơ chế hấp thu, xử lý hoặc phân huỷ tia UV theo cơ chế hoá học nên sản phẩm này thường mất tác dụng sau một khoảng thời gian và cần được thoa lại sau 2-3 giờ.
- Có thể chứa các thành phần hoá học gây kích ứng da, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm.
Do vậy, việc lựa chọn kem chống nắng hóa học cần được thực hiện cẩn thận.
- Người có đốm màu sậm trên da, khi sử dụng kem chống nắng hóa học có thể gặp tình trạng sậm màu nặng hơn.
Da nhạy cảm có khả năng bị kích ứng khi dùng kem chống nắng hóa học
3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hoá học?
Bạn có thể phân biệt kcn vật lý và hóa học dựa trên ưu, nhược điểm của 2 loại kem ở trên, từ đó bạn cũng sẽ có cho mình lựa chọn riêng. Thông thường, việc lựa chọn giữa kem chống nắng hóa học và vật lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, tình trạng da, giá thành và nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Có 3 tiêu chí để bạn biết làn da của mình nên dùng kem chống nắng vật lý hay hoá học như sau:
(1) Dựa vào các loại da:
- Da nhạy cảm, da đang điều trị hoặc da của trẻ em thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn an toàn và hiệu quả, vì nó ít gây kích ứng hơn so với kem chống nắng hóa học.
- Da thường, da hỗn hợp và da dầu mụn thì có thể chọn kem chống nắng hóa học vì chúng thường có kết cấu mỏng, nhẹ và ít nhờn rít.
(2) Dựa vào ngân sách: Kem chống nắng hóa học và vật lý có giá thành trung bình khá chênh lệch, trong đó kem chống nắng hóa học sẽ có giá thấp hơn nên sẽ phù hợp với những người có ngân sách hạn chế. Ngược lại, nếu bạn không quan tâm đến ngân sách mà ưu tiên chất lượng và sự phù hợp thì bạn hãy các dòng kem chống nắng vật lý hoặc những sản phẩm có công nghệ bảo vệ tối ưu nhé.
(3) Dựa vào từng nhu cầu cụ thể:
- Dành cho các hoạt động ngoài trời và dưới nước: Nếu bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời hoặc tiếp xúc với nước thì kem chống nắng hóa học có chỉ số chống trôi nước có thể là lựa chọn phù hợp.
Mỗi loại kem chống nắng phát huy vai trò theo từng nhu cầu nhất định
- Dành cho nhu cầu làm lớp lót trang điểm: Nếu bạn muốn sử dụng kem chống nắng như một lớp kem lót trước khi trang điểm, kem chống nắng hóa học thường dễ tệp màu và kết hợp tốt với các sản phẩm trang điểm khác. Một số loại kem.
4. Kết luận
Tóm lại, việc xác định loại kem chống nắng loại nào tốt hay lựa chọn giữa kem chống nắng vật lý và hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là nên hiểu rõ về cả hai loại kem để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và tính trạng da của bạn nhé.