Da là cơ quan có diện tích lớn nhất đồng thời đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cùng Sakirei tìm hiểu thêm các kiến thức về cấu trúc da, chức năng và những vấn đề liên quan đến chúng để có thể hiểu rõ, tìm được cách chăm sóc đúng, có được làn đẹp và khỏe mạnh nhé!
Da là gì? Cấu trúc da bao gồm gì?
Với diện tích bề mặt trung bình 2m2, da chiếm đến 15% tổng trọng lượng cơ thể người lớn. Độ dày của da dao động từ 0,1mm đến 1,5mm (mỏng nhất là vùng mí mắt và dày nhất ở lòng bàn tay và chân). Da còn bao gồm các thành phần phụ như: móng tay, tóc, mạch bạch huyết và một số tuyến nhất định (tuyến mồ hôi, tuyến bã).
Cấu trúc da được cấu tạo từ nhiều tầng lớp.
Bên cạnh đó, da còn được cấu tạo từ nhiều lớp có các tầng da như:
- Lớp thượng bì (biểu bì): Là lớp da ngoài cùng có thể chạm và quan sát với mắt thường, được phân thành 4 phần: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Đây cũng là tầng có các bộ phận khác như nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi… đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tác động của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn…
- Lớp trung bì (lớp bì): Là lớp nằm kế tiếp lớp thượng bì, gồm 2 phần cơ bản: lớp nhú (tồn tại tùy vùng da) và lớp lưới. Trong đó, lớp lưới có cấu tạo chính từ bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Đây cũng là tầng quan trọng quyết định sự căng, săn chắc và đàn hồi của làn da.
- Lớp hạ bì: Hay còn gọi lớp mỡ dưới da. Ngoài mô mỡ tầng này của da còn gồm các mô liên kết, mạch thần kinh, mạch máu… Hạ bì đóng vai trò như một tấm đệm che chở của cở thể, giảm các chấn động đột ngột và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Tập hợp của các tầng của da này (trừ các tế bào da) được gọi là cấu trúc của da. Đó là lý do để có làn da khỏe mạnh chúng ta thường phải có cấu trúc da vững chắc, bởi nó được xem là bộ khung bao bọc và kết nối tế bào ở cả thượng bì và trung bì,bao gồm các protein liên kết (sợi đàn hồi), hệ thống mạch máu, thần kinh, các tuyến và các chất keo gian bào…
Vai trò và chức năng của từng tầng da đối với cơ thể
Làn da đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể với nhiều chức năng:
Hàng rào bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
Da được đánh giá là “tường thành” đầu tiên bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong đồng thời cản lại những tác động từ môi trường bên ngoài đến cơ thể, tiêu biểu như:
- Tác động vật lý, nhiệt..
- Các tác nhân có thể gây hại đến cơ thể
- Sự thất thoát nước và protein
- Tác hại của tia bức xạ trong ánh nắng mặt trời
Điều hòa thân nhiệt
Làn da giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh và nóng. Cơ chế để thực hiện chức năng này là nhờ sự thay đổi lưu lượng máu thông qua các lớp mạch máu dưới da. Khi thời tiết ấm hoặc nóng sẽ làm các mạch giãn ra khiến da đỏ lên và hình thành các hạt mồ hôi trên bề mặt từ đó làm mát, hạ nhiệt. Còn khi thời tiết lạnh thì mạch máu sẽ co lại, cản trở việc thoát nhiệt, giữ ấm cho cơ thể.
Cơ quan tiếp nhận cảm giác
Trên thực tế, làn da được xem là cơ quan xúc giác lớn nhất cơ thể. Do đó đây là điểm đầu tiên truyền hoặc cảm nhận những cảm giác khi chúng ta chạm vào bất kỳ vật thể nào đó hoặc cơ thể bị tác động gây ra đau, ngứa, nóng, rát,...
Tầng biểu bì là lớp da đóng vai trò như cơ quan xúc giác.
Tham gia chức năng hóa sinh
Nhờ chứa dẫn xuất của cholesterol steroid và kết hợp với việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời, da đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp cholecalciferol (vitamin D3) - chất thiết yếu giúp tăng cường sự hấp thụ bình thường của canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Da cũng chứa các cơ quan thụ cảm đối với các hormone steroid khác (oestrogen, progestogen và glucocorticoid) và vitamin A.
Giúp cơ thể bài tiết
Có thể nói, da là hệ thống loại bỏ chất thải có diện tích lớn nhất của cơ thể. Các độc tố được giải phóng trực tiếp thông qua các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông.
Bên cạnh những vai trò trên, da còn có chức năng thẩm mỹ, tạo nên ngoại hình rất quan trọng trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày của chúng ta.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc da
Theo sự tăng dần của tuổi tác, cấu trúc da dần dần sụt giảm khiến sự liên kết giữa các yếu tố trở nên lỏng lẻo, sự nuôi dưỡng và thúc đẩy tái tạo cũng chậm lại do mạch máu suy thoái… Cộng thêm những tác hại của môi trường bên ngoài, dễ khiến da gặp nhiều vấn đề như: viêm nhiễm, mẩn ngứa, mụn, sạm, nám tàn nhang do tăng sắc tố, lão hóa da,...
Vì những điều trên, việc chăm sóc da là rất cần thiết để làn da bạn luôn chắc khỏe và rạng ngời. Trong đó, có 3 bước trong chu trình dưỡng da bạn không nên bỏ qua:
- Làm sạch da: Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, lớp cặn trang điểm trên da, từ đó giúp da thông thoáng, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng liên quan đến mụn, viêm,...
- Dưỡng ẩm: Đây là bước quan trọng giúp cấu trúc của da đàn hồi, vững chắc.
- Chống nắng: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời là tác nhân chính phá hủy lớp hàng rào bảo vệ của da, do vậy cần chống nắng cho da đầy đủ bằng cách sử dụng sản phẩm chống nắng, phụ kiện như áo khoác, khẩu trang, mũ, kính,..
Cấu trúc của da sẽ ổn định, vững chắc khi được chăm sóc cẩn thận.
Đây là 3 bước cơ bản giúp bạn bảo vệ cấu trúc da, giảm sự tổn thương và tốc độ lão hóa. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng và loại da của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ về làn da của bài viết, đặc biệt là cấu trúc da, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để hiểu hơn về da, tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc da để có làn da đẹp, khỏe mạnh.