Trong thời đại mới ngày nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thực sự cần thiết? Chúng đóng vai trò như thế nào trong đời sống con người. Hãy cùng Sakirei tìm hiểu những loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tiêu biểu qua bài viết dưới đây!
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Về khái niệm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Thế nào là thực phẩm bảo vệ sức khỏe? Đó là thuật ngữ chỉ đồng loạt các sản phẩm cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, nguồn khoáng chất, vitamin,.. giúp tăng cường sức khỏe và các chức năng cơ quan, bổ sung hàm lượng vi chất cần thiết ngăn ngừa bệnh tật cho con người. Đồng thời cải thiện những vấn đề lão hóa, nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Thông thường, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày, giúp nâng cao sức khỏe và duy trì thể trạng tốt nhất.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những lựa chọn của nhiều người nhằm gia tăng tuổi thọ và nâng cấp chất lượng cuộc sống ngày nay. Nếu có ai đó hỏi bạn về vai trò và ý nghĩa của loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì đó là câu trả lời ngắn gọn nhất.
2. Top 5 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được tìm kiếm nhiều nhất
Tương tự như việc lựa chọn những món ăn hằng ngày, chọn được một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp về giá cả và chất lượng cần rất nhiều yếu tố. Nó bao gồm: Nguồn gốc xuất xứ, công dụng, sự tương thích, hiệu quả sử dụng và những tác dụng phụ (nếu có).
Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe đa dạng chủng loại giống như ngành hàng mỹ phẩm làm đẹp ngày nay. Như cái cách giới trẻ thường gọi đó là có “This” hoặc “That”. Có sản phẩm tốt thì cũng sẽ có sản phẩm không tốt. Quan trọng là sự chọn lựa của mỗi người có thực sự đáp ứng được nhu cầu hay không?
Top 5 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dưới đây đáng “đồng tiền bát gạo”, bạn có thể tham khảo:
Top 1: Nhóm thực phẩm rau củ quả
Rau củ quả là top thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nhờ hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, khoáng chất, loạt chất chống oxy hóa,... và nhiều nhóm vi chất khác bổ sung năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một cơ thể cung cấp đầy đủ rau củ quả luôn trong trạng thái “tràn đầy năng lượng” hơn cơ thể thiếu đi lượng rau củ nhất định.
Rau củ quả thuộc nhóm ưu tiên của thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Một số loại rau củ không được bỏ qua trong bữa ăn là: Khoai lang, súp lơ, rau xanh đậm màu (rau bina, rau cần tây, rau cải,...), cà chua, cà rốt, quả bơ, trái cây họ nhà cam,...
Mỗi ngày để cơ thể hoạt động với một năng lượng tràn đầy, chúng ta nên bổ sung 25 - 30g chất xơ (khoảng 300g rau xanh và 200g trái cây). Mỗi bữa ăn chính cần cung cấp 100g rau. (Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam).
Top 2: Nhóm chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm từ sữa, nhất là sữa chua, sữa tươi, phô mai, bơ sữa,.. không chỉ chứa hàm lượng canxi cần thiết mà còn có men vi sinh (vi khuẩn có lợi), Lactococcus lactis,...Những vi chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, nhất là với người già, trẻ em, người gầy gò, ốm yếu,...Đối với người béo phì cần sử dụng đúng liều lượng phù hợp.
Theo Hiệp hội sữa quốc gia của Mỹ - National Dairy Council khuyến nghị với người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 1 ly sữa cho mỗi ngày, tương đương với 235ml sữa . Không nên uống quá 3 ly sữa trong một ngày. Đối với sữa chua thì chỉ nên dùng từ 1 - 2 hũ mỗi ngày. Cái gì quá nhiều cũng không tốt. Vậy nên hãy tuân thủ liều lượng sử dụng thích hợp nhé!
Chế phẩm từ sữa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thể thiếu.
Ngoài ra, trong sữa còn chứa lượng protein dồi dào, chất béo, chất khoáng, vitamin các loại giúp cân bằng và ổn định sức khỏe phù hợp với mỗi thể trạng từng người. Sử dụng các chế phẩm từ sữa là cách nâng cao sức khỏe đơn giản mỗi ngày.
Top 3: Nhóm thực phẩm từ trứng
Trứng các loại nói chung chứa lượng protein tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là với trứng gà ta, sử dụng cho người đang ốm yếu như một liều thuốc “thần kỳ”, chữa bách bệnh hiệu quả.
Trong mỗi quả trứng luộc chứa 353 mg lutein và zeaxanthin. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng bổ trợ làm sáng mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng trên mắt. Một công dụng đặc biệt trứng mang lại đó là hỗ trợ giảm cân hiệu quả, một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của người béo phì.
Tuy nhiên, việc lạm dụng trứng quá nhiều là điều không nên. Trung bình đối với cơ thể của người lớn chỉ nên sử dụng từ 3 - 4 quả/ngày, đối với trẻ em ăn dặm (6 - 8 tháng) chỉ nên sử dụng ½ quả/ngày. Đối với trẻ từ 12 tháng trở lên chỉ nên ăn 1 quả/ngày.
Top 4: Nhóm thực phẩm hải sản
Một người sành ăn chắc chắn không thể bỏ qua danh sách các loại hải sản giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Cá các loại, tôm, mực, bạch tuộc,...là nhóm thực phẩm hải sản giàu axit béo và omega-3. Đây là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể hoạt động, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa lượng canxi tự nhiên rất tốt.
Hải sản nằm trong nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quan trọng.
Bạn có thể tham khảo các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ,...để bổ sung trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Người thường xuyên bổ sung thực phẩm hải sản có khả năng ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch, mất trí nhớ, trầm cảm,.. Đồng thời nâng cao tuổi thọ, tràn trề năng lượng hơn.
Trong 100g cá chứa 22g protein, riêng cá ngừ có tới 30g protein. Đối với 100g tôm có 24g protein. Đối với 100g mực chứa 18g protein.
Top 5: Nhóm thực phẩm từ tinh bột
Chúng ta có thể sống mà không cần ăn cơm, nhưng cơ thể không thể không có lượng tinh bột để hoạt động. Năng lượng cơ thể con người một phần phụ thuộc vào hàm lượng tinh bột được cung cấp mỗi ngày.
Tinh bột cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng với một hàm lượng phù hợp nhất định. Đặc biệt là với người đang trong chế độ ăn kiêng. Và chỉ nên dùng 225-325g tinh bột cho mỗi ngày.
Một số dạng tinh bột vừa tốt cho sức khỏe mà không lo béo phì như gạo lứt, yến mạch, hạt chiêm mạch, bánh mì Ezekiel, bánh mì low-carb tự làm,...
3. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tốt không?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tốt không? Thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường chứa một hoặc nhiều dưỡng chất bao gồm: Vitamin, khoáng chất, acid béo, enzyme, probiotic, các chiết xuất từ thực vật, động vật,... Đối với một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và có khả năng ngừa bệnh hiệu quả thì những dưỡng chất này đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe bởi vì:
- Những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể thay thế bữa ăn tạm thời hoặc sử dụng như một bữa ăn phụ mà vẫn đảm bảo dưỡng chất, năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Vô cùng tiện lợi và dễ sử dụng, dễ bảo quản vì đa phần các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đều ở dạng tinh chế.
- Đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng cơ thể của mỗi người.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là yếu tố giúp con người nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe khoa học hơn.
Do vậy, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm có lợi hằng ngày, thì mỗi gia đình, mỗi cơ thể hãy cân nhắc sử dụng thêm những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở các dạng tinh chế phù hợp với nhu cầu cần thiết.
4. Phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ở mỗi Quốc gia trên thế giới, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có mỗi tên gọi khác nhau. Tây y thì gọi là dược phẩm dinh dưỡng, Trung Quốc thì gọi là thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe, Việt Nam thì gọi là thực phẩm đặc biệt hoặc đơn giản chỉ là thực phẩm chức năng.
Phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm:
- Thực phẩm theo nhóm thành phần:
Nhóm 1 là các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitamin, khoáng chất, axit amin, enzyme, probiotic,...
Nhóm 2 là các thành phần có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc, chuyển hóa.
Nhóm 3 là các thành phần được tổng hợp từ nhóm 1 và 2.
- Thực phẩm theo thành phần và công dụng:
Thực phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, axit béo, các lợi khuẩn.
Thực phẩm giúp bổ sung protein, axit amin.
Thực phẩm giúp bổ sung chiết xuất thảo dược.
Thực phẩm giúp chống lão hóa, làm đẹp da, hồi sinh tuổi tác.
Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và các bệnh đường ruột.
Thực phẩm tăng đề kháng từ bên trong.
Thực phẩm tăng cường sinh lý.
Thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa rối loạn tuần hoàn, huyết áp, xương khớp.
Thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa đái tháo đường, tiểu đường.
- Thực phẩm theo đối tượng sử dụng:
Thực phẩm dùng cho người ngăn ngừa và phòng bệnh.
Thực phẩm dùng cho người thích vận động nhiều.
Thực phẩm dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thực phẩm dùng cho người già và trẻ em.
Thực phẩm dùng cho người sau đau ốm.
Thực phẩm dùng cho người gầy, người béo.
- Thực phẩm theo chức năng sản phẩm:
Thực phẩm dạng thực phẩm - thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, dung dịch, cốm.
Thực phẩm dạng thức ăn - thuốc được bào chế dưới dạng bột, trà uống.
5. Những quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe người dùng cần lưu ý
Mặc dù là những thực phẩm bảo vệ sức khỏe thông thường, nhưng vẫn cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt là trong bối cảnh hàng loạt các sản phẩm nhái. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý khi sử các thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- Luôn luôn nhớ rằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Sức khỏe nếu có vấn đề nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.
- Trước khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hãy tra cứu thông tin liên quan đến sản phẩm về số công bố và các quảng cáo qua trang website: https://congkhaiyte.moh.gov.vn/và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
- Đọc kỹ các nhãn có trong sản phẩm về ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, công dụng, tác dụng phụ (nếu có).
- Nên chọn mua các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc rõ ràng, có tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Khi mua sản phẩm phải có hóa đơn của người bán, xuất được VAT (khi có yêu cầu).
- Chỉ nên mua dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
- Chọn nơi mua ở các trang web, cửa hàng uy tín, địa chỉ rõ ràng, thương hiệu đã được bảo hộ.
Cần quan tâm các quy định khi dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Ngoài những quy định này, mỗi loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo các điều kiện về hàm lượng, nồng độ, các định mức thành phần có trong sản phẩm theo tiêu chuẩn GMP.
Một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại Việt Nam và Thế giới:
- Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn thực phẩm, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành. Giấy chứng nhận ISO 22000 được chấp nhận và có giá trị trên toàn thế giới.
- Tiêu chuẩn HACCP, HACCP là từ viết tắt của “Hazard Analysis & Critical Control Point” – Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn.
- Tiêu chuẩn FSSC 22000 - Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. Đây là một trong những tiêu chuẩn phát triển về sản xuất thực phẩm an toàn đầu tiên ở quy mô quốc tế.
- Tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành sản xuất tốt.
- Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, được xây dựng và ban hành bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc.
6. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có phải là thuốc không?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đơn giản chỉ là những sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh.
Trường hợp người tiêu dùng đang mắc một số căn bệnh mãn tính, bệnh nền hoặc các bệnh có liên quan khác cần tham vấn sức khỏe với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Không phải ai cũng có thể sử dụng được một sản phẩm giống nhau, người gặp vấn đề này nhưng người khác lại gặp vấn đề kia. Tùy thuộc vào thể trạng, đối tượng và nhu cầu sử dụng để lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp với bản thân.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có phải là thuốc không?
Thời đại mới ngày nay, việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, không nên sử dụng sản phẩm khi chưa tìm hiểu về nguồn gốc và chất lượng. Bởi luôn có những mối nguy hại tiềm ẩn. Trên hết sức khỏe là 9 và sự an toàn là 10. Hãy lựa chọn thật kỹ sản phẩm trước khi dùng nhé!