Làn da là cơ quan rộng nhất, che phủ toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, cơ quan này cũng rất nhạy cảm, dễ chịu tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Việc hiểu cấu trúc da sẽ là tiền đề để bạn chăm sóc da đúng chuẩn.
Cấu trúc da có mấy lớp?
Có bao giờ bạn tự hỏi, da có cấu tạo như thế nào, có vai trò gì đối với cơ thể? Cấu tạo của da gồm 3 lớp chính là thượng bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp da này lại bao gồm rất nhiều phân tầng nhỏ khác nhau. Cụ thể:
Cấu trúc da được phân thành 3 lớp chính, mỗi lớp lại có những chức năng riêng.
- Thượng bì (hay còn gọi là biểu bì): Là lớp da ngoài cùng mà chúng ta có nhìn thấy và chạm vào được. Cấu tạo lớp da này được hình thành từ nhũ tương, chất béo, nước và gồm 5 lớp tế bào nhỏ là: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng, lớp sừng. Các lớp tế bào nhỏ này sẽ được tái tạo, phát triển và thay đổi theo nhiều giai đoạn.
- Trung bì: Đây là lớp giữa của cấu tạo da. Lớp da này khá dày, đàn hồi tốt và gồm có 2 phân lớp nhỏ là lớp đáy và lớp lưới. Cấu trúc của làn da ở lớp trung bì được tạo nên bởi các sợi đàn hồi, sợi collagen, các lớp mô liên kết với hai lớp còn lại. Tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi cũng nằm ở lớp da này, cùng thực hiện một chức năng là tạo ra lớp màng Hydrolipid.
- Hạ bì (hay còn gọi là lớp mỡ dưới da): Là lớp da cuối cùng trong cấu trúc của da, được tạo nên bởi các tế bào mỡ, các mô liên kết, dây thần kinh, mạch máu. Lớp da này có vai trò che chở cho làn da khỏi những xung động mạnh và điều hòa cơ thể.
Bên cạnh đó, trong cấu trúc da còn có các phần phụ như các lông móng, dây thần kinh, mạch máu... cũng có vai trò quan trọng trong chức năng tổng thể của làn da. Độ dày của làn da có thể thay đổi theo độ tuổi và giới tính.
Chức năng của da
Cấu trúc da bao gồm rất nhiều lớp tế bào và nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên một làn da vững chắc, khỏe mạnh. Mỗi lớp da lại có những chức năng riêng của mình.
Nếu bạn đang băn khoăn da có những chức năng gì thì đây là câu trả lời:
- Chức năng bảo vệ: Da là cơ quan rộng nhất, bao phủ toàn bộ cơ thể, do vậy chức năng đầu tiên của da chính là bảo vệ cơ thể để chống lại những tác hại đến từ môi trường bên ngoài: tia UV, các chấn thương vật lý,... Ngoài ra, da còn giúp cơ thể hạn chế mất vitamin và mất nước.
- Điều hòa thân nhiệt: Da giúp cơ thể duy trì thân nhiệt ổn định trước thời tiết nóng hoặc lạnh xung quanh. Chức năng này được thực hiện nhờ các tuyến mỡ, tuyến mồ hôi và mạch máu ở lớp hạ bì. Bên cạnh đó, lớp mỡ dưới da cũng có vai trò cách nhiệt, làm giảm tác động xấu của nhiệt độ, giúp cơ thể không bị mất nhiệt.
Trong cấu trúc da, tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì giúp điều hòa thân nhiệt một cách hiệu quả.
- Chức năng bài tiết: Da tiết ra mồ hôi để giúp cân bằng độ ẩm, bảo vệ làn da khỏi vi khuẩn, nấm, chống thấm nước cũng như ngăn không cho da thoát hơi nước quá mức.
- Chức năng cảm giác: Hệ thống dây thần kinh có trong lớp hạ bì đảm nhiệm chính chức năng này. Khi da bị tác động, chức năng này sẽ giúp cảm nhận được các tổn thương trên da như đau, rát, nóng, lạnh, ngứa,... từ đó có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
- Tạo sắc tố da melanin: Trên thực tế, melanin khi được sản sinh đủ sẽ có vai trò bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời, kháng khuẩn, ngăn ngừa quá trình oxy hóa cho da, cân bằng nhiệt độ.
Ngoài ra, da còn là cơ quan giúp bạn phát hiện và đánh giá tình trạng sức khỏe khi mắc một số bệnh phát ngoài da như: gan, da liễu, chàm, phát ban,... Màu sắc của làn da cũng là cách để nhận biết sắc tộc.
Điều gì sẽ xảy ra khi cấu trúc da bị tổn thương?
Làn da đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả sức khỏe và tinh thần. Một làn da khỏe mạnh cần được đảm bảo đủ các yếu tố: đều màu, mịn màng, có độ đàn hồi tốt, cân bằng ẩm vừa đủ. Khi đạt đến trạng thái này, làn da sẽ hoàn thành tốt những nhiệm vụ của nó. Khi cấu trúc da bị tổn thương, lớp bảo vệ bị suy yếu thì làn da cũng sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Khi cấu trúc da bị tổn thương thì những chức năng thiết yếu của da cũng bị suy giảm và biểu hiệu ra bên ngoài.
- Thiếu ẩm, sạm nám, thô ráp
- Xỉn màu, thiếu sức sống.
- Trở nên nhạy cảm hơn, dễ kích ứng hơn với những yếu tố từ môi trường bên ngoài.
- Dễ bị nổi mụn, viêm sưng, gây tổn thương đến cấu trúc da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, làn da sẽ ngày một xuống cấp.
- Dễ mắc phải những loại bệnh da liễu: chám, nám, nổi bọc nước, ngứa da, ung thư da,...
Các hoạt chất nào giúp củng cố và phục hồi cấu trúc da?
Để da luôn khỏe mạnh, bạn nhất định phải biết cách chăm sóc da khoa học từ việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đến tìm hiểu những hoạt chất dưỡng da giúp củng số sức khỏe làn da.
Khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng da, bạn nên ưu tiên lựa chọn những thành phần sau:
- Vitamin: Các loại vitamin như C, B, E đều có khả năng dưỡng sáng da, cải thiện lão hóa, khôi phục sự đàn hồi của da.
- Hyaluronic Acid (HA): Đây là một trong những thành phần quen thuộc, có mặt trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da. Hoạt chất này có tác dụng duy trì độ ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn quá trình lão hóa sớm, làm dịu da, giảm sưng tấy, mẩn đỏ,...
- NMN (β-Nicotinamide Mononucleotide): đây là một hoạt chất còn khá mới mẻ nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Theo đó, NMN là tiền chất trực tiếp sản sinh ra NAD+ (nicotinamide adenine dinucleotide). Trong đó, NAD+ có thể ngăn ngừa lão hóa, dưỡng da sáng khỏe bằng cách ức chế các enzyme phân hủy collagen, tăng cường hoạt động của tế bào, hydrat hóa và tổng hợp collagen, elastin, HA.
Bạn có thể tham khảo bộ tứ chăm sóc da quyền năng từ Sakirei - với những phức hợp độc quyền của NMN với những hoạt chất ưu việt khác giúp sửa chữa, tái tạo và bảo vệ làn da ở cấp độ tế bào.
Bộ sản phẩm chăm sóc da mặt từ Sakirei là giải pháp phục hồi cấu trúc da toàn diện mà bạn cần.
Hy vọng những kiến thức về cấu trúc da trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cơ quan quan trọng này, từ đó có những phương pháp chăm sóc da phù hợp nhất!