Da sau khi nặn mụn sẽ hình thành những tổn thương mà nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ rất dễ biến thành ổ viêm, làm tái phát mụn. Hãy cùng tham khảo cách skincare sau khi nặn mụn từ bài viết của Sakirei nhé!
Có nên skincare sau khi nặn mụn hay không?
Thắc mắc từ rất nhiều người sau lần đầu tiên nặn mụn về rằng “có nên skincare sau nặn mụn không?”. Câu trả lời chắc chắn là “Có”. Khác với da lúc bình thường, da mới nặn mụn đã phải trải qua quá trình tác động vật lý rất mạnh để có thể lấy hết nhân mụn từ sâu trong da, điều này làm hình thành các vết thương hở, mà nếu bạn không biết cách chăm sóc sẽ để lại các ổ viêm, sẹo, thâm trên da.
Da sau khi nặn mụn đặc biệt cực kỳ nhạy cảm, do đó quy trình skincare sau khi nặn mụn cũng cần có những thay đổi so với chu trình mọi ngày của bạn.
Vết thương hở sau khi nặn mụn dễ bị viêm nhiễm nếu như không được skincare sau khi nặn mụn đúng cách.
Các bước skincare sau khi nặn mụn
1. Giai đoạn đầu của quá trình skincare sau khi nặn mụn
Trong khoảng 2-3 ngày đầu sau khi nặn mụn về, bạn nên quan tâm đến việc ngăn ngừa nhiễm trùng và để lại sẹo thâm. Dưới đây là một số bước bạn có thể làm theo trong giai đoạn đầu skincare cho da mới nặn mụn:
- Rửa mặt bằng nước muối sinh lý thay vì sử dụng sữa rửa mặt hằng ngày.
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh bằng tay sạch hoặc tăm bông sạch. Rửa tay sau khi bôi thuốc mỡ.
- Sử dụng phương pháp kháng khuẩn để hạn chế sự viêm nhiễm trên vết thương hở, chẳng hạn như dầu tràm trà, thuốc mỡ.
- Lưu ý: hạn chế trang điểm, hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da trong thời điểm này, để da có thời gian được hồi phục tốt hơn.
Giai đoạn đầu của quá trình skincare sau khi nặn mụn, bạn chỉ nên lau mặt bằng nước muối sinh lý.
2. Giai đoạn hai: xây dựng các bước skincare sau khi nặn mụn chuẩn chỉnh
Sau khi trải qua giai đoạn đầu ngăn ngừa nhiễm trùng da, thì giờ mới là lúc bạn bắt đầu “chữa lành” cho da bằng một quy trình skincare sau nặn mụn cơ bản nhất bao gồm: làm sạch - cân bằng - đặc trị - dưỡng ẩm - bảo vệ.
Bước 1: Làm sạch da
Khi vùng da xung quanh vết mụn bị tổn thương, nó có thể dễ bị vi khuẩn không mong muốn tấn công hơn. Hãy làm sạch da 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối để đảm bảo rằng các mảnh vụn, bụi bẩn và lớp trang điểm trên bề mặt đã được loại bỏ sạch sẽ trước khi chúng có cơ hội làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Chỉ cần chắc chắn rằng sữa rửa mặt của bạn là loại nhẹ nhàng có độ pH từ 4.5-5.5, vì làn da của bạn vẫn đang trong tình trạng rất nhạy cảm.
Bước 2: Cân bằng da
Dùng toner dành riêng cho da mụn nhạy cảm. Bên cạnh việc cân bằng lại độ pH bình thường cho da, toner còn giúp cung cấp một lượng dưỡng chất nhất định phục hồi da.
Bước 3: Đặc trị da
Để tránh việc tái phát mụn và giảm các vết thâm sau khi nặn nhanh nhất, bạn nên sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa một số thành phần như:
- Tea tree oil: có tác dụng kháng viêm, giảm thâm.
- Vitamin C: có tác dụng hạn chế sự hình thành vết thâm và sẹo mụn để lại.
- Salicylic Acid: làm giảm viêm, tẩy tế bào da chết giúp thúc đẩy tái tạo làn da mới và khỏe mạnh hơn.
Bước 4: Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm đóng vai trò như một bước cấp cứu cho làn da đang tổn thương của bạn. Dưỡng ẩm giúp cung cấp cho da một nguồn dưỡng chất dồi dào giúp tăng cường khả năng tái tạo và phục hồi da một cách nhanh chóng. Tham khảo một số các dưỡng chất mà bạn cần tìm trong kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi da sau mụn:
- Panthenol (B5): Panthenol giúp giữ lại độ ẩm trên da, điều cần thiết cho hàng rào bảo vệ da và mang lại làn da mềm mại, căng mọng. Panthenol còn giúp da giữ lại lượng nước này, ngăn ngừa tình trạng mất nước qua biểu bì. Panthenol cũng là một chất bảo vệ da có đặc tính chống viêm. Nó giúp cải thiện độ ẩm, độ săn chắc và mịn màng của làn da. Một thành phần dịu nhẹ khác giúp giảm đỏ da và viêm.
- Hyaluronic Acid (HA): Hyaluronic acid có tác dụng giữ nước gấp 1.000 lần trọng lượng của nó và giúp giữ ẩm, giúp da mềm mại và mịn màng. Ngoài ra, Axit Hyaluronic được sử dụng rộng rãi như một thành phần trong chất làm đầy giúp sửa chữa hoặc che giấu những vết sẹo do từ mụn trứng cá để lại.
- Niacinamide: hoạt chất giúp tăng cường sản xuất các thành phần bảo vệ da như ceramides, được chứng minh lâm sàng giúp làm sáng, điều tiết bã nhờn và hỗ trợ chống lão hóa cũng như giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông. Nó cũng giúp phục hồi bề mặt da thông qua việc tăng cường độ ẩm và độ ẩm.
- Glycerin: Nhiều nghiên cứu cho thấy glycerin có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ da và tồn tại trong da để hydrat hóa liên tục trong vài ngày. Đặc biệt hiệu quả để điều trị tình trạng khô da và phục hồi da hiệu quả.
Bước 5: Kem chống nắng
Chắc chắn không cần phải nói nhiều về tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời đến làn da. Nếu bạn không muốn những công sức điều trị mụn của mình trở nên vô nghĩa, đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng kể cả khi ở trong nhà. Thoa lại kem chống nắng 2 lần/ngày vào trong buổi sáng và trưa để đảm bảo làn da được bảo vệ một cách tối đa.
Kem chống nắng trong quy trình skincare sau khi nặn mụn giúp bảo vệ da toàn diện dưới tia UV.
Kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho quá trình skincare sau khi nặn mụn của bạn. Để hạn chế tình trạng da tái phát mụn trở lại, điều đầu tiên hãy nên chăm sóc sức khỏe ngay từ bên trong kết hợp cùng chu trình dưỡng da khoa học để bảo vệ da toàn diện nhất nhé!