Da mặt bị đỏ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da, làm bạn mất tự tin mà còn ẩn chứa nhiều vấn đề về sức khỏe.
Da mặt bị đỏ khiến nhiều chị em thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác.
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến da bị đỏ, đó có thể là do yếu tố di truyền, dị ứng, da khô bong tróc do thời tiết hay do sử dụng các loại mỹ phẩm lột da sai cách. Cụ thể:
- Sử dụng mỹ phẩm lột da (peel da) không đúng cách: Một số chị em thường chọn peel da để tái tạo làn da bằng cách sử dụng các sản phẩm như retinol, corticoid, AHA, BHA nồng độ cao nhưng nếu thực hiện không đúng cách, nguy cơ da mặt bị đỏ rát, đau nhức là rất cao.
- Da khô bong tróc: Da bong tróc có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ và rát da. Lúc này làn da bị mất lớp bảo vệ và rất dễ bị kích ứng, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi.
- Tác động từ môi trường: Ánh nắng mặt trời với tia UV có thể gây kích ứng, làm đỏ da và gây tổn thương tế bào da, gây ra tình trạng đỏ rát, sạm da. Ngoài ra, gió lạnh, không khí hanh khô, khói bụi… cũng là nguyên nhân khiến làn da bị khô, dễ mất nước và tăng nguy cơ đỏ rát.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người dễ bị dị ứng, mẩn đỏ da thì da mặt bạn có khả năng dễ bị mẩn đỏ, dị ứng hơn so với người khác.
Để xác định rõ nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ, bạn hãy theo dõi tần suất da mặt bị đỏ như thế nào, đồng thời kiểm tra xem có sử dụng mỹ phẩm mới không, da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt không, có peel da nồng độ cao không, có dùng thuốc hay thời tiết có bị thay đổi không. Từ các câu hỏi đó để xác định nguyên nhân gây đỏ da mặt và tìm hướng điều trị nhé.
Chị em cần quan sát thật kỹ những triệu chứng để xác định nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ.
2. Triệu chứng và tình trạng da mặt bị đỏ
Da mặt bị đỏ thường đi kèm với nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
2.1. Triệu chứng da đau rát như bị bỏng
Cảm giác da đỏ đau rát như bị bỏng thường xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân kích thích mạnh như tác động bởi ánh nắng mặt trời quá lâu, sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất kích thích, thậm chí là do môi trường khắc nghiệt quá lạnh hoặc hanh khô. Cảm giác đau rát thường đi kèm với sự nhạy cảm và đỏ da khiến bạn vô cùng khó chịu.
Nóng rát là một trong những triệu chứng của da mặt bị đỏ
2.2. Triệu chứng da mặt bị đỏ và nóng
Da mặt bị đỏ và nóng là dấu hiệu của sự kích ứng hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đó là do sự mở rộng của các mạch máu có thể làm cho da trở nên đỏ và cảm giác
nóng lên.
Kích ứng và viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra khiến da mặt bị đỏ và nóng
Nguyên nhân gây ra có thể là tác động từ môi trường, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc nặng hơn đó là dấu hiệu dị ứng. Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị nhanh chóng.
2.3. Triệu chứng da mặt bị đỏ rát và ngứa
Ngứa kèm theo đỏ và rát có thể là dấu hiệu của các vấn đề da như dị ứng hoặc kích thích từ các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Cảm giác ngứa thường là do tình trạng viêm nhiễm da. Khi gặp phải các triệu chứng da mặt bị đỏ rát và ngứa, bạn có thể sử dụng kem dưỡng nhẹ và tránh các chất kích thích để giảm bớt tình trạng. Nếu vẫn không giảm hoặc ngày càng nghiêm trọng thì hãy đến ngay bác sĩ da liễu.
Cần sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, phục hồi da khi da mặt bị đỏ rát và ngứa.
3. Cách chăm sóc da mặt bị đỏ tại nhà
Chăm sóc da mặt khi bị đỏ đòi hỏi sự nhẹ nhàng và cẩn thận. Tùy vào từng lý do vì sao da mặt bị đỏ để bạn lựa chọn cách chăm sóc da phù hợp. Tuy nhiên, dù chăm sóc cách gì đi chăng nữa thì bạn không thể bỏ qua 3 bước vô cùng quan trọng sau đây!
Bước 1: Làm sạch da mặt nhẹ nhàng
- Bạn nên lựa chọn sữa rửa mặt không chứa hóa chất kích ứng như Alcohol, Beta hydroxy acid, Sodium lauryl sulfate hay SLS.
- Tốt nhất là bạn hãy chọn sản phẩm dành cho da nhạy cảm của Cetaphil, Cerave hay Fresh để hạn chế trường hợp da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt.
Lựa chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để tránh gây kích ứng cho da
- Chỉ rửa mặt bằng nước ấm làm sạch da mặt với động tác nhẹ nhàng.
Bước 2: Dưỡng ẩm cho làn da đỏ
Đối với làn da mặt đỏ, khô rát do thời tiết hanh khô, nhất là vào mùa đông thì việc cấp ẩm là điều vô cùng quan trọng. Vậy da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?
- Bạn nên dùng kem dưỡng ẩm chứa thành phần như ceramide hoặc aloe vera để giữ cho da được hydrat hóa và giảm tình trạng da mặt khô rát đỏ.
- Nếu da của bạn bị đỏ rát do peel da sai cách, lột da xong bị đỏ rát thì hãy ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm chuyên biệt do da đang điều trị.
- Một số sản phẩm để bạn tham khảo như kem dưỡng ẩm phục hồi Sakirei NMN Revitalize, kem dưỡng Avene Cicalfate Repair Cream, Obagi Clinical Kinetin + Hydrating Cream…
Kem tế bào gốc NMN tái sinh phục hồi tế bào DNA.
Bước 3: Chống nắng kỹ càng
Việc chọn kem chống nắng phù hợp khi da mặt bị đỏ sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia UV và giảm tình trạng da mặt bị đỏ ngứa, rát. Một số lưu ý khi chọn kem chống nắng:
- Bạn hãy chọn kem chống nắng vật lý với chỉ số SPF cao và chứa thành phần như zinc oxide hoặc titanium dioxide - đây là 2 thành phần chống nắng tốt và rất lành tính, an toàn cho da đang nhạy cảm, mẩn đỏ.
- Một số sản phẩm kem chống nắng phù hợp cho da mặt bị đỏ như Kem chống nắng Anessa Essence UV Sunscreen Mild Milk, Kem chống nắng Obagi Mineral Sunshield Broad Spectrum SPF 50, serum chống nắng vật lý Sakirei UV Total Defense Broad Spectrum SPF 50+ PA++++
Serum chống nắng vật lý phục hồi tổn thương DNA SPF50+ PA++++
Ngoài 3 bước quan trọng trên, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và gió lạnh, uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thức ăn giàu chất chống oxy hóa hoặc thực phẩm chứa vitamin C để hỗ trợ quá trình tái tạo da. Nếu tình trạng da mặt bị đỏ không giảm hoặc ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến ngay bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để thăm khám và điều trị nhé.
4. Kết luận
Trong quá trình chăm sóc da, việc da mặt bị đỏ rát, bong tróc, ngứa, rát là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị đúng đắn, bạn có thể giúp da phục hồi nhanh chóng và giữ cho làn da luôn khỏe mạnh.