Mặc dù môi khô nứt nẻ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng là nguyên nhân làm mất tự tin, gây cảm giác khó chịu và khó trang điểm.
1. Dấu hiệu nhận biết môi khô nứt nẻ
Quan sát bằng mắt thường chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy môi khô nứt nẻ được biểu hiện bằng triệu chứng da trên môi khô quá mức, bong tróc từng mảng da môi, môi bị nứt thấy rõ từng đường, chảy máu gây đau.
Môi khô nứt nẻ có thể dễ dàng quan sát qua những biểu hiện bên ngoài
Đặc biệt trong thời tiết lạnh vào mùa đông, môi khô có biểu hiện nghiêm trọng như lở loét môi, khô miệng, giọng nói khàn đặc, môi sưng lên, đỏ nóng quá mức. Ngoài ra, một vài trường hợp nặng thường sẽ cảm thấy luôn khát, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau đầu thường xuyên.
2. 4 Nguyên nhân gây khô môi là gì?
Không riêng gì phái nữ, việc sở hữu một đôi môi căng mọng, ẩm mịn mềm mượt là điều ai cũng muốn. Tuy vậy, những tác động thường ngày kết hợp với các nguyên nhân bên ngoài gây khô môi khiến cho môi khô nứt nẻ khó chịu.
Nguyên nhân gây khô môi, nẻ môi chủ yếu là do sự tác động của thời tiết hanh khô, gió, ánh nắng mặt trời,... làm thay đổi độ ẩm và nhiệt độ khiến da trên môi bị khô dẫn đến nứt môi gây chảy máu. Một số trường hợp môi khô hình thành do thói quen liếm môi thường xuyên.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ
Sự kích ứng từ các yếu tố bên ngoài hoặc do cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây khô môi. Môi tiếp xúc với các loại mỹ phẩm chứa thành phần dị ứng hoặc sản phẩm kém chất lượng cũng có thể làm môi khô.
Bên cạnh đó, tình trạng môi khô nứt nẻ diễn ra ở một số người cũng có thể do sức khỏe không được ổn định. Có thể liên quan đến một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh viêm ruột,...
Ngoài ra tình trạng bị nẻ môi do môi khô thường do cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Môi khô thiếu chất gì? Tình trạng môi khô đa phần diễn ra ở những cơ địa thiếu hụt lượng vitamin C, B2, vitamin B, kẽm, sắt,... khiến da môi bong tróc và môi bị nứt nẻ.
3. Các bệnh về môi thường gặp
Khô môi là bệnh gì? Bị khô môi là một trong các bệnh về môi thường gặp ở mỗi người. Ai cũng có thể bị khô môi trong điều kiện thời tiết và độ ẩm bị thay đổi đột ngột.
Bên cạnh đó, một số người thường mắc một số bệnh về môi bao gồm:
- Sưng môi: Thường là do sự dị ứng gây ra khi tô son, sử dụng thức ăn nước uống, phản ứng phụ của một số loại thuốc. Một vài người bị chứng phù mạch di truyền thường sẽ gây sưng môi từng cơn. Người bị rối loạn da hoặc tiếp xúc ánh nắng, thời tiết khắc nghiệt (quá lạnh, quá khô) cũng có thể gây sưng môi.
- Viêm môi: Chủ yếu là do thiếu hụt lượng vitamin B2 gây bong tróc môi, da môi kích ứng và khô.
- Môi lở loét: Tình trạng này thường do virus herpes hoặc giang mai gây nên. Biểu hiện rõ ràng nhất là bề mặt da lở loét, có mủ và chảy máu.
- Rộp môi: Đây là một bệnh về môi hình thành do sự tấn công của virus, với dấu hiệu là ngứa, đau, nổi mụn nước trên da môi hoặc quanh khu vực miệng. Cách chữa rộp môi nhanh nhất đó là gặp bác sĩ và sử dụng thuốc kê toa uống hoặc bôi ngoài da.
4. Cách trị khô môi hiệu quả tại nhà
Khi môi bị khô nứt chúng ta thường có thói quen bóc môi. Điều này không những làm tổn thương vùng da môi mà còn ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của môi. Do đó, môi khô nứt nẻ tuyệt đối không được bóc lớp da bị bong ra, thay vào đó hãy áp dụng các cách trị môi khô bong tróc dưới đây.
3.1 Tẩy tế bào chết cho da môi
Bước tẩy da chết cho môi không những giúp làm sạch lớp da chết tồn đọng mà còn tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm cho da môi, giảm thiểu tình trạng môi khô nứt nẻ nhanh chóng.
Tẩy tế bào chết cho da môi giúp giảm thiểu tình trạng môi khô nứt nẻ nhanh chóng
Có thể áp dụng các cách tẩy da chết cho môi khô đơn giản tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, dầu dừa, bơ hạt mỡ. Trộn đều các nguyên liệu này theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều được một hỗn hợp sền sệt. Sau đó dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp và thoa đều lên môi.
3.2 Son dưỡng ẩm là “chân ái” không thể thiếu
Vào mùa đông, son dưỡng ẩm là sản phẩm bán chạy hàng đầu. Đây là cách trị môi khô và cách dưỡng môi khô hiệu quả được nhiều người lựa chọn.
Son dưỡng ẩm là một bí kíp bỏ túi giúp trị môi khô hiệu quả
Với công dụng chính là dưỡng ẩm môi mềm mịn, bổ sung độ ẩm cần thiết cho da. Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả cấp ẩm từ chiếc son dưỡng nên chọn sản phẩm có thành phần thuần tự nhiên như bơ, dầu hạnh nhân, dầu dừa, sáp ong, tinh chất vitamin E. Đặc biệt là sản phẩm có chỉ số chống nắng tối thiểu là SPF 15+
3.3 Sử dụng dầu dừa + mật ong
2 trong số các nguyên liệu tự nhiên trị môi nẻ hiệu quả đó là dầu dừa và mật ong. Công dụng dưỡng ẩm tuyệt vời của dầu dừa và mật ong mang lại rất đáng để thử.
Dầu dừa và mật ong là thành phần tự nhiên làm giảm tình trạng môi khô nứt nẻ
Đối với dầu dừa không những bổ sung độ ẩm mà còn bảo vệ da môi chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Mỗi ngày chỉ cần thoa từ 2 - 3 lần lên môi là được. Đối với mật ong, tương tự như dầu dừa chúng có khả năng dưỡng ẩm rất hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng tẩy da chết. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên môi từ 1 - 2 lần/ngày.
3.4 Tăng cường thực phẩm chứa vitamin B2
Thiếu hụt vitamin B2 là một trong những nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như trứng gà, rau xanh, cải bó xôi, sữa tươi, các loại hạt, thịt nạc,... là cách hạn chế môi khô và cách trị nẻ môi hiệu quả.
Tăng cường thực phẩm chứa vitamin B2 là giải pháp hạn chế môi khô hiệu quả.
Trên đây là những cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tuyệt vời bạn có thể tham khảo.
Ngoài ra, để giữ cho đôi môi luôn trong tình trạng ẩm mịn, căng bóng nên tránh hút thuốc, uống đủ nước, dưỡng ẩm thường xuyên bằng son dưỡng và đặc biệt là từ bỏ thói quen liếm môi.