Mụn bọc là một dạng của mụn trứng cá, có đặc điểm nặng và tốn nhiều thời gian để điều trị nhất. Ngoài việc khiến da mặt trở nên mất thẩm mỹ, mụn bọc còn để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe làn da bạn về sau.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là loại mụn trứng cá nặng, có kích thước lớn, viêm đỏ, sưng đau và chức dịch mủ trắng bên trong. Mụn bọc được hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm còn sót lại trên da hoặc một số các yếu tố khác như rối loạn hormone, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay kích ứng mỹ phẩm. Đó cũng là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn P-acne có cơ hội sinh sôi và phát triển trong nang lông, gây ra tình trạng viêm nhiễm và để lại hậu quả là mụn xuất hiện trên da.
Mụn bọc thường có kích thước lớn, sưng đỏ, nhân mụn chứa nhiều dịch mủ màu vàng.
Lưu ý khi da xuất hiện mụn bọc, tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn để tránh viêm nhiễm để vi khuẩn lây lan rộng hoặc để lại sẹo mụn.
Mụn bọc không đầu
Mụn bọc không đầu thường bị nhầm lẫn là mụn không nhân bởi loại mụn này thường không nhìn thấy nhân trắng trồi lên bề mặt da. Mụn bọc không đầu lúc mới xuất hiện sẽ có cảm giác sưng nhẹ, có cảm giác hơi nhức ở tại vùng da sắp xuất hiện mụn. Sau vài ngày, mụn ngày càng sưng to hơn, vùng da quanh nốt mụn ửng đỏ, cảm giác đau nhức và không thấy đầu mụn kéo dài 5-7 ngày. Với mụn bọc không đầu, nếu không điều trị đúng cách, tình trạng sưng đỏ kéo dài dai dẳng và để lại sẹo rỗ nếu tự ý nặn mụn không đúng cách.
Mụn bọc không đầu là loại mụn mất nhiều thời gian điều trị nhất, và có khả năng để lại sẹo rỗ sâu.
Các vị trí mụn bọc là biểu hiện tình trạng sức khỏe.
Theo bản đồ mụn (Face Mapping), các vị trí xuất hiện mụn bọc trên mặt cũng có thể là lời cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận tương ứng trên cơ thể của bạn.
1. Mụn bọc ở cằm
Thói quen thường xuyên chống tay vào cằm là nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ để phát sinh mụn bọc ở cằm. Đồng thời, mụn bọc tập trung nhiều ở cằm là báo hiệu của tình trạng rối loạn nội tiết tố hay những vấn đề liên quan đến thận.
Mụn bọc ở cằm có xu hướng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn, hầu hết do rối loạn hormone.
2. Mụn bọc ở mũi
Vùng mũi là vùng tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất nên vi khuẩn và cặn bẩn thường tích tụ ở đây nhiều hơn và gây ra viêm nhiễm so với các vùng da khác. Bên cạnh đó, mũi cũng là vùng có nhiều mao mạch máu nên khi bị viêm nhiễm, các nốt mụn sẽ dễ bị viêm nhiễm sẽ dễ sưng đỏ, đau nhức. Ngoài ra, mũi cũng có liên quan đến tim mạch và huyết áp, mụn bọc xuất hiện ở mũi có thể là do tim mạch hoặc huyết áp không ổn định.
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ ở vùng mũi, gây ra tình trạng mụn bọc, và các loại mụn trứng cá khác.
3. Mụn bọc ở má
Vùng má trên cũng thuộc về dạ dày như đã giải thích ở trên, trong khi má dưới thuộc về phổi phải và gan trái. Hệ hô hấp có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của phổi. Do đó, mụn bọc nổi quanh bên phải vùng má dưới thường liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như xoang và dị ứng. Mụn bọc ở má cũng có thể là do thói quen chăm sóc da kém hoặc đắp mặt nạ nhiều giờ. Điều quan trọng là phải khử trùng điện thoại di động/tai nghe và thay ga gối thường xuyên.
Do có bề mặt tiếp xúc rộng, má là nơi dễ dàng tiếp cận với các loại vi khuẩn gây ra mụn.
4 cách trị mụn bọc tại nhà an toàn và hiệu quả.
1. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài dành cho da mụn là cách trị mụn bọc tại nhà an toàn và nhanh nhất mà bạn nên ưu tiên. Một số hoạt chất điều trị mụn mà các bác sĩ da liễu thường khuyên dùng cho điều trị mụn bọc:
- Benzoyl peroxide: là thành phần “quen mặt” trong việc điều trị mụn trứng cá. Được sử dụng dưới dạng cream, gel đặc trị mụn trứng cá. Benzoyl peroxide hoạt động trên da mụn bằng cách chống lại hoạt động của vi khuẩn P-ance - một loại vi khuẩn gây ra tình trạng mụn bọc. Do tính chất hoạt động mạnh mẽ, bạn nên dùng benzoyl peroxide với nồng độ thấp từ 2-5% để tránh kích ứng cho da nhạy cảm.
Kem chấm mụn Paula’s Choice 5% Benzoyl Peroxide.
- Axit salicylic: là hoạt chất không cần kê đơn dành cho mụn trứng cá, được ứng dụng dưới dạng sữa rửa mặt, kem dưỡng, serum hay thuốc đặc trị mụn. Axit salicylic giúp loại bỏ lớp da bị tổn thương trên cùng, đồng thời hòa tan các tế bào da chết để ngăn chặn nang lông bị tắc.
Serum đặc trị mụn The Ordinary Salicylic Acid 2% Anhydrous Solution.
- Azelaic axit: Đây là một loại axit tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Cơ chế hoạt động của azelaic axit là tiêu diệt vi sinh vật trên da và giảm sưng tấy.
Gel trị mụn Derma Forte chứa Azelaic Acid với nồng độ 20%.
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ như clindamycin và erythromycin kiểm soát vi khuẩn bề mặt làm trầm trọng thêm và gây ra mụn trứng cá. Thuốc kháng sinh có hiệu quả hơn khi kết hợp với benzoyl peroxide.
Gel đặc trị mụn trứng cá Klenzit-C.
2. Cách điều trị mụn bọc bằng tinh dầu tràm trà.
Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc da, đặc biệt là da mụn. Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm, có thể giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm sưng tấy, đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tinh dầu tràm trà cũng có thể làm dịu da, giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình lành sẹo. Bạn nên kiên trì sử dụng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc trong một thời gian dài, ít nhất là trong 2 tuần, để có kết quả tốt nhất.
Với đặc tính kháng viêm, sử dụng 1-2 giọt tinh dầu tràm trà mỗi ngày giúp giảm sưng mụn bọc hiệu quả.
3. Sử dụng tỏi tươi
Thành phần hương vị đậm đà này có nhiều đặc tính kháng khuẩn. Nó chứa các hợp chất cản trở sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm, có thể giúp điều trị một số tình trạng nhất định. Những hợp chất này cũng có thể có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn, giúp tỏi có tác dụng trị mụn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đặc tính kháng khuẩn của tỏi đều nhờ vào một chất hóa học có tên là allicin. Allicin được biết là có tác dụng ức chế sự phát triển của streptococcus epidermidis, một loại vi khuẩn gây mụn trứng cá. Hơn nữa, các hóa chất khác có trong thành phần này cũng tăng cường đặc tính kháng khuẩn, khiến nó trở thành một phương thuốc hiệu quả để trị mụn bọc.
Cách trị mụn bọc sưng đỏ bằng tỏi tươi là phương pháp đơn giản mà hiệu quả mà bạn có thể tìm thấy ngay trong bếp nhà.
4. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để ngăn ngừa và điều trị mụn ở mũi, bạn nên chú ý đến những điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh da mặt, rửa mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt phù hợp với loại da, tẩy trang kỹ lưỡng nếu có trang điểm.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích và uống nhiều nước.
- Giữ bàn tay của bạn tránh xa khuôn mặt của bạn. Hạn chế việc sờ tay lên mặt để tránh vi khuẩn lây lan trên da.
- Không nặn mụn bằng tay vì có thể làm tổn thương da, lây nhiễm vi khuẩn và để lại sẹo.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, chất làm se da, nước hoa hồng và chất tẩy da chết vì chúng có thể gây kích ứng da.
- Chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu để thoa lên da sau khi rửa mặt.
H2 - Kết
Mụn bọc được hình thành chủ yếu do sự bí tắc lỗ chân lông gây nên. Ngoài ra, việc điều trị mụn bọc mất rất nhiều thời gian và công sức để da được hồi phục hoàn toàn sau mụn. Để xử lý mụn bọc an toàn, triệt để, bạn nên đến ngay phòng khám da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị mụn phù hợp với làn da bạn.