Mụn trứng cá là một bệnh lý về da khá phổ biến. Chúng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, và với bất kỳ đối tượng nào. Vậy nên, cùng Sakirei tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá để có cách điều trị tận gốc chúng.
Khái quát về mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất, đặc biệt xuất hiện nhiều ở lứa tuổi dậy thì. Hầu hết, các loại mụn trứng cá đều được hình thành bởi sự tắc nghẽn và viêm ở nang lông, do sự bài tiết quá mức của tuyến bã nhờn, đồng thời là sự tích tụ của da chết cùng các vi khuẩn (P.acnes).
Một số loại mụn trứng cá thường gặp có thể kể đến như mụn mủ, mụn nhọt, sẩn đỏ, mụn nang, mụn đầu đen hoặc trắng,... Chúng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhiều nhất là ở tất cả vị trí trên da mặt, dưới cổ, lưng, ngực.
Biểu hiện của mụn trứng cá trên da.
Những nguyên nhân gây mụn trứng cá
1. Bít tắc lỗ chân lông
Bít tắc lỗ chân lông là tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn do nhiều bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ. Bình thường, lỗ chân lông là những lỗ nhỏ trên da, chứa dầu và mồ hôi. Nhưng khi bị bít tắc, nó sẽ dẫn đến sự hình thành các loại mụn trứng cá khác nhau.
2. Vi khuẩn gây viêm nhiễm
Vi khuẩn gây mụn trứng cá chính là Propionibacterium Acnes, còn được gọi là vi khuẩn P. acnes. Vi khuẩn này là một loại vi khuẩn gram dương sống trong môi trường kỵ khí. P. acnes sống trong nang lông, chúng sống dựa vào nguồn axit béo trong bã nhờn từ nang lông tiết ra. Sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn này là nguyên nhân của tình trạng viêm da. Điều này dẫn đến một số vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc viêm nang lông.
3. Rối loạn nội tiết tố
Androgen là một loại hormone giới tính. Nồng độ androgen xu hướng tăng cao khi cơ thể bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên. Theo tự nhiên, nồng độ androgen ở nam thường cao hơn so với nữ giới.
Khi androgen tăng cao, điều này kéo theo sự hoạt động mạnh mẽ của các tuyến dầu dưới da, tăng tiết bã nhờn nhiều hơn trong lỗ chân lông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của vấn đề phát triển mụn trứng cá trên da.
4. Sử dụng mỹ phẩm
Trứng cá do mỹ phẩm thường gặp ở nữ ở mức độ nhẹ. Mụn có thể xuất hiện sau vài ngày đến vài tháng tiếp xúc với mỹ phẩm. Đây là dạng mụn do các sản phẩm tóc và mặt có phân tử nặng, và cả sản phẩm trang điểm gây ra. Thông thường đây là dạng mụn nhẹ, không viêm nhưng cũng có trường hợp xảy ra mụn có viêm nhưng tương đối ít.
Những thành phần có trong mỹ phẩm có khả năng gây mụn trứng cá bao gồm:
- Isopropyl isostearate
- Isopropyl myristate
- Myristyl myristate
- Laureth-4
- Oleth-3
- Acetylated lanolin
- Dầu dừa
- Acid lauric
- Sản phẩm có chứa Corticoid thoa tại chỗ, kem nền trang điểm…
Biểu hiện của mụn trứng cá do mỹ phẩm thường thấy mụn đầu trắng (comedone đóng), mụn đầu đen (comedone mở) và mụn viêm. Mụn tập trung chủ yếu ở cằm mà vùng má, ít gặp ở vùng trán. Để điều trị mụn trứng cá do mỹ phẩm, tốt nhất là ngưng dùng loại mỹ phẩm gây ra mụn cho đến khi hết hẳn mụn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý chọn các sản phẩm trang điểm không chứa các thành phần có các chữ bắt đầu sau: “isopropyl”, “isostearyl” hoặc “myristyl” để không gặp tình trạng kích ứng.
Ngoài việc kích ứng với mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm quá nhiều cũng có thể gây mụn trứng cá.
Mụn trứng cá có tự hết không?
Mụn trứng cá thường không tự hết mà cần điều trị thích hợp. Tuy nhiên, tình trạng mụn có thể được cải thiện nếu bạn tuân thủ các biện pháp chăm sóc da và sử dụng sản phẩm không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và kích ứng trên da.
Những cách trị mụn trứng cá tại nhà
1. Chu trình chăm sóc da đặc trị mụn trứng cá
Chăm sóc da bị mụn trứng cá là một vấn đề nan giải của nhiều người. Bởi dù làm cách nào, các nốt mụn vẫn “hoành hành” ngang ngược. Dưới đây là một số bước chăm sóc da hỗ trợ điều trị mụn trứng cá an toàn tại nhà.
1.1. Tránh làm khô da
Đặc trưng của da bị mụn trứng cá là nhiều bã nhờn và đổ dầu thường xuyên. Vì vậy, không nên làm da khô hơn, đặc biệt sau khi bôi thuốc trị mụn, trị sẹo hoặc mới nặn nhân mụn. Sử dụng kem dưỡng ẩm, bôi thuốc nẻ (vào mùa đông), dùng serum cấp ẩm chuyên sâu (vào buổi tối).
1.2. Tẩy trang nhẹ nhàng
Tẩy trang giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và lớp trang điểm tích tụ trên da. Trong tình trạng bị mụn trứng cá, làn da đang cực kỳ nhạy cảm. Vì thế, bạn nên chọn những loại tẩy trang làm sạch dịu nhẹ, không chứa cồn để da không bị khô căng.
Làm sạch bằng các loại tẩy trang dán nhãn “dành cho da mụn” để hạn chế kích ứng cho da mụn trứng cá.
1.3. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày
Do lượng bã nhờn đào thải quá mức nên cần rửa mặt 2 lần/ngày để “kiềm” lại chúng. Rửa mặt khi đổ mồ hôi, tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, đeo khẩu trang quá lâu.
Rửa mặt bằng nước ấm 2 lần/ ngày để loại bỏ vi khuẩn, tránh viêm nặng hơn cho da mụn.
1.4. Dùng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn
Làm sạch là “tôn chỉ” số một cho những ai bị mụn trứng cá. Ngoài việc tẩy trang, dùng sữa rửa mặt ít bọt, ít hạt nhựa và giàu thành phần tự nhiên. Rửa mặt giúp bề mặt da được thông thoáng, lấy đi bụi bẩn và tạo áp lực lên các nốt mụn.
1.5. Dùng sản phẩm đặc trị cho da mụn
Thuốc trị mụn hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu và sưng tấy hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Với hầu hết các loại thuốc trị mụn theo toa, bạn có thể không thấy kết quả trong vòng 4 đến 8 tuần. Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để mụn của bạn khỏi hoàn toàn. Vì thế, điều quan trọng nhất khi điều trị mụn chính là lựa chọn sản phẩm đặc trị an toàn nhất cho da và kiên trì với chu trình của bạn.
Những hoạt chất phổ biến điều trị mụn trứng cá:
- Salicylic Acid (BHA): hoạt động với cơ chế giảm dầu nhờn, loại bỏ bã nhờn trong lỗ chân lông và giảm sự tích tụ da chết trên bề mặt. Từ đó, giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá. Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng, vì có thể gặp tình trạng đẩy mụn, khô da hoặc tấy đỏ.
- Glycolic Acid (AHA): tương tự như BHA, AHA cũng giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết và làm mờ các sẹo mụn. AHA có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, thích hợp cho da khô.
- Benzoyl Peroxide: có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes và làm sạch lỗ chân lông. Cần chọn nồng độ phù hợp để tránh khô da hoặc kích ứng.
- Retinol: là một dẫn xuất của vitamin A, giúp cải thiện sắc tố và kích thích tế bào da mới. Nhờ đó, retinol cũng được dùng trong việc trị mụn, giảm nếp nhăn và làm đều màu da.
Một số sản phẩm trị mụn trứng cá từ thương hiệu dược mỹ phẩm uy tín mà bạn có thể tham khảo thêm.
1.6. Dưỡng ẩm dành cho da mụn trứng cá
Kem dưỡng ẩm là bước không thể thiếu khi bạn bị mụn trứng cá. Sản phẩm kem dưỡng ẩm tiêu chuẩn cho da mụn cần đáp ứng các yếu tố: Có BHA, Salicylic axit, niacinamide (chỉ số thấp) và H2O (trên 80%). Thoa kem 2 lần/ngày, bôi sau bước serum khoảng 90 giây và đợi sản phẩm thấm vào da sau khoảng 60 giây.
Duy trì độ ẩm vừa đủ giúp da mụn không bị khô căng, hỗ trợ làm dịu da.
2. Trị mụn trứng cá bằng mặt nạ diếp cá
Lá diếp cá chứa đến 80% là nước, vì thế hỗ trợ cân bằng pH và giảm tiết nhờn vô cùng hiệu quả. Loại lá này cũng được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ sát trùng và phục hồi tế bào da bị suy yếu. Hơn nữa, trong 100g diếp cá có chứa tới 45g lycopen – một loại chất giúp ngăn ngừa tác động của tia bức xạ mặt trời, làm mờ thâm mụn hiệu quả.
Chuẩn bị mặt nạ diếp cá bằng cách đem giã/nghiền cùng với muối, rồi đắp lên da trong khoảng 20 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm. Tần suất thích hợp nhất là 2 lần/tuần để thấy kết quả rõ rệt.
Ngoài phương pháp đắp mặt nạ, bạn cũng có thể uống nước ép diếp cá thường xuyên giúp giảm mụn trứng cá.
Kết
Mụn trứng cá có thể tự sinh ra, song chúng không thể nào tự mất đi trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, quá trình điều trị mụn trứng cá cần phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc để da được phục hồi một cách tốt nhất. Từ những chia sẻ của Sakirei về mụn trứng cá và cách điều trị chúng, mong rằng bạn đọc cũng đã có thêm những thông tin hữu ích giúp làn da mình được cải thiện hiệu quả.