Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại, gồm có 3 loại UVA, UVB, UVC. Đây là một dạng sóng điện từ có bước sóng dài hơn so với bước sóng tia X và ngắn hơn bước sóng ánh sáng.
1. Tia UV là gì?
Nghe nhiều về thuật ngữ tia UV nhưng có thể nhiều người vẫn chưa biết rõ về tia UV là gì? Một loại ánh sáng có hại nhiều hơn lợi này.
Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhưng dài hơn tia X. Phổ tia UV bao gồm 2 loại: Thành tử ngoại gần có bước sóng 380nm - 200nm và tử ngoại xạ (tử ngoại chân không) có bước sóng 200nm - 10nm.
Tia UV còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại
Tia cực tím là gì? Từ tia cực tím nghĩa là bên trên của màu tím, màu tím trong màu tia cực tím có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy. Tia UV do vượt ngoài bước sóng của màu tím nên không thể nhìn thấy bằng mắt. Trong quang hợp, các tia sáng tím kích thích tổng hợp protein. Tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau có ảnh hưởng đến khác nhau đến cường độ quang hợp.
Những tiếp xúc hằng ngày như ánh nắng mặt trời, bức xạ X-Quang hay các thiết bị điện tử cũng đều phát ra một lượng tia UV có hại cho con người, đặc biệt là đối với làn da.
2. Các loại các tia UV hiện nay
Hiện nay, phân loại tia UV bao gồm có 3 loại cơ bản: Đó là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Trong đó, các tia UVA và UVB thường được nhắc đến nhiều nhất.
Tia UV được chia làm 3 loại UVA, UVB và UVC
- Tia cực tím UVA là gì? Tia UVA là tia cực tím có bước sóng A, thường gọi là ánh sáng đen hoặc bước sóng dài (380nm - 315nm). Tia UVA trong ánh nắng mặt trời chiếm tới 95% cao nhất trong các loại tia cực tím còn lại (UVB, UVC). Tia cực tím UVA chính là “thủ phạm” gây lão hóa và nếp nhăn ở người.
- Tia UVB là tia cực tím có bước sóng B, thường gọi là ánh sáng trung (bước sóng 315m - 280nm). Với bước sóng này, tia cực tím UVB là nguyên nhân gây cháy nắng và nguy cơ cao gây ung thư da. Đồng thời là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất collagen và elastin tự nhiên trên da.
- Tia UVC là tia cực tím có bước sóng C, thường gọi là sóng tính tiệt trùng hoặc là sóng ngắn (280nm - 100nm). UVC là tia cực tím có năng lượng cao nhất và gây hại nhiều nhất cho sức khỏe con người, nhất là với mắt và da. Tuy nhiên, tia UVC này bị tầng khí quyển Ozon ngăn chặn, do đó không đến được trái đất.
3. Chỉ số UV là gì? Tia UV có chỉ số bao nhiêu là có hại?
Chỉ số UV là số đo bức xạ UV giúp chúng ta phân biệt được mức độ bức xạ cao hay thấp. Từ đó biết rõ sự ảnh hưởng của tia UV đến làn da và cơ thể sẽ như thế nào.
Thông tường chỉ số UV dao động từ con số 1 - 11+ trong ngày, cao nhất là vào buổi trưa và giảm dần khi về chiều. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì nếu bóng của chúng ta càng ngắn đi thì mức bức xạ càng cao. Và thường thì thời gian chiếu tia cực tím trong vòng 10 - 15 phút là đã có những ảnh hướng đến làn da con người.
Thời gian chiếu tia cực tím trong vòng 10 - 15 phút sẽ có ảnh hướng đến làn da con người.
Chỉ số UV được phân thành 5 cấp bậc, từ thấp đến cực cao.
- Bậc thấp có chỉ số UV từ 1 - 2, ngưỡng an toàn cho làn da.
- Bậc trung bình có chỉ số UV từ 3 - 5, ngưỡng cần chống nắng cho da.
- Bậc cao có chỉ số UV từ 6 - 7, ngưỡng không an toàn cho da, nguy cơ cháy nắng cao.
- Bậc rất cao có chỉ số UV từ 8 - 10, ngưỡng rất không an toàn cho da, tình trạng da cháy nắng dễ dàng xảy ra.
- Bậc cực cao có chỉ số UV từ 11+, ngưỡng mà làn da cháy nắng ngay sau vài phút tiếp xúc với tia UV. Ở chỉ số này, không chỉ làn da mà còn ảnh hưởng đến võng mạc mắt.
Theo đó, trong khoảng thời gian từ 10h đến 15h là thời gian tia UV có cường độ hoạt động mạnh nhất, gây hại cho da nhiều nhất.
Như vậy, chỉ số UV càng cao thì càng có hại cho làn da và sức khỏe. Trong mọi trường hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên có biện pháp chống nắng kỹ lưỡng.
4. Tác hại của tia UV là gì?
Bằng mắt thường chúng ta không thể thấy tia UV, nhưng chắc rằng những tác hại từ tia UV luôn được biểu hiện rõ trên làn da và sức khỏe tổng thể.
Tia UV có hại không? Như đã nói các loại tia UV đều gây hại đến sức khỏe và làn da con người nếu không có sự chống tia UV nào diễn ra. Tuy nhiên, trong 3 loại tia UV thì UVC là loại tia cực tím có ảnh hưởng lớn nhất nhưng được ngăn chặn bởi tầng ozone của bầu khí quyển. Do vậy, sự e ngại mà con người phải đối mặt ngay lúc này là tia UVA và tia UVB. Mặc dù, bất cứ lúc nào tia UVC cũng có thể xuyên qua tầng ozone.
Tia UV gây ra nhiều tổn thương trên da và có thể dẫn đến ung thư da
Tia UVA chiếm tỉ lệ đến 95% trong ánh nắng mặt trời, chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozone và gây hại đến con người. Cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến võng mạc mắt gây thoái hóa hoàng điểm (thoái hóa điểm vàng) và ung thư da.
Tia UVB chiếm tỉ lệ khoảng 3% trong ánh nắng mặt trời và xuyên qua tầng ozone. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây lão hóa và hình thành nếp nhăn trên da người lớn nhất. Tia UVB kích thích chuyển hóa sắc tố Melanin làm cho làn da xỉn màu, nám sạm và nguy cơ da cháy nắng nếu tiếp xúc quá lâu dưới tia UVB. Ngoài ra, tia UVB cũng là nhân tố gây lão hóa sớm, với sự phát triển của nếp nhăn, rãnh nhăn, đồi mồi nhanh chóng. Tia UVB còn có thể gây ra các bệnh về mắt như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc,....
Tia cực tím và tia UV thực sự rất có hại. Việc tiếp xúc quá lâu dưới tia UV thường dẫn đến các bệnh về da cực kỳ nguy hiểm. Trong đó ung thư da là một bệnh lý có diễn biến phát triển thầm lặng nhưng tồn tại ở nhiều dạng, có thể là dạng u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy hoặc u tuyến bã. Tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể, cụ thể là gây ức chế hệ miễn dịch khiến cho sức khỏe suy giảm và dễ mắc các bệnh lý như cảm cúm, nóng sốt,...
5. Cách chống tia UV đơn giản - hiệu quả
Nhiều người vẫn thường thắc mắc mùa đông có tia UV không vì cứ nghĩ rằng mùa đông ít hoặc không có nắng. Tuy nhiên trên thực tế dù là mùa đông thì tia UVA và UVB vẫn len lỏi và gây hại đến con người. Do đó, dù là mùa đông hay mùa hè thì vẫn nên phòng chống tia cực tím và tia tử ngoại bằng nhiều cách dưới đây.
- Sử dụng các sản phẩm chống nắng như kem chống nắng, sữa chống nắng, gel chống nắng,... trước 30 phút khi ra ngoài và có sự tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Nên ưu tiên các sản phẩm có chỉ số SPF 30+ trở lên vì chỉ số càng cao thì thời gian bảo vệ da càng lâu. Đồng thời các sản phẩm có chỉ số PA càng cao thì khả năng lọc tia UVA càng lâu.
- PA+ có khả năng chống lại tia UVA ở mức từ 40-50%
- PA++ khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70% và thời gian lọc tia khoảng từ 4-6 giờ.
- PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12h
- PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%. Thời gian lọc tia lên đến 16h.
Che chắn cẩn thận và sử dụng các sản phẩm bảo vệ da là cách chống tia UV đơn giản và hiệu quả
- Che chắn cơ thể bằng trang phục chống nắng như áo khoác tay dài, khẩu trang, kính râm, mũ nón rộng vành, bao tay chống tia UV,... Cần lưu ý là trang phục có gam màu tối thường có chỉ số chống nắng cao hơn màu sáng. Vậy nên màu chống tia UV tốt nhất là màu đen.
- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng gay gắt, có thể tránh nắng dưới bóng râm.
Tóm lại, tia UV hay tia tử ngoại là yếu tố gây hại cho sức khỏe và làn da con người. Chúng ta không nên chủ quan và hãy luôn phòng chống tia UV mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là chị em phụ nữ hãy luôn chống nắng khi ra ngoài, không kể nắng hay mưa, bóng râm hay mát để có làn da tươi trẻ, khỏe mạnh nhất.