Bệnh viêm da cơ địa có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, với triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người điển hình. Qua bài viết dưới đây từ Sakirei, chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng bệnh này nhé!
Đặc điểm bệnh viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là bệnh chàm (Atopic Dermatitis). Đây được xem là một bệnh mãn tính có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, nhưng nó cũng có thể phát triển lần đầu tiên ở người lớn.
Các triệu chứng viêm da cơ địa điển hình là da bị ngứa, khô, nứt nẻ và đau nhức. Một số người chỉ có những mảng da khô nhỏ, nhưng những người khác có thể bị viêm da lan rộng khắp cơ thể. Da bị viêm có thể có màu đỏ trên da trắng và màu nâu sẫm, tím hoặc xám trên da nâu và đen. Điều này có nghĩa là nó cũng có thể khó nhìn thấy hơn trên da nâu và đen.
Biểu hiện của viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm.
Người bị viêm da cơ địa thường có những giai đoạn mà các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, được gọi là đợt bùng phát. Sau đó là những khoảng thời gian tình trạng bệnh được cải thiện hoặc khỏi hoàn toàn, còn gọi là thuyên giảm.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở từng giai đoạn
Các triệu chứng có thể bùng phát ở nhiều vùng trên cơ thể cùng một lúc và có thể xuất hiện ở cùng một vị trí. Sự xuất hiện và vị trí của các vết mẩn đỏ ngứa khác nhau tùy theo độ tuổi.
- Ở trẻ sơ sinh (từ 0 đến 2 tuổi): Đây là độ tuổi mắc bệnh viêm da cơ địa phổ biến nhất, triệu chứng ở khắp mặt, da đầu, vùng da xung quanh khớp chạm có các vết ban đỏ, bong tróc trên vùng da ngứa, mụn nước dễ vỡ ra chất dịch vàng khi gãi có thể gây nhiễm trùng, lây lan sang các vùng da khác.
- Ở trẻ em (từ 2 tuổi đến dậy thì): viêm da ở độ tuổi này phổ biến nhất là phát ban dày màu đỏ trên cổ, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân. Những vết mụn ngứa đỏ có thể chảy nước mủ hoặc chảy máu khi bị trầy xước.
- Ở người trưởng thành: các dấu hiệu viêm da cơ địa có thể xảy ra ở khắp nơi trên cơ thể như phát ban có vảy màu đỏ đến nâu sẫm, mụn nước chạy dịch gây phù nề. Vùng da bị viêm trở nên dày sừng, khô, ngứa rát kéo dài dai dẳng.
Có đến hơn 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu sinh ra.
Nguyên nhân viêm da cơ địa là gì?
Trên thực tế, vẫn chưa có thể xác định nguyên nhân nhất định của bệnh viêm da cơ địa này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu biết rằng những thay đổi trong lớp bảo vệ của da có thể khiến da mất đi độ ẩm. Điều này có thể khiến da bị khô, dẫn đến tổn thương và viêm da. Nghiên cứu mới cho thấy tình trạng viêm trực tiếp gây ra cảm giác ngứa, từ đó khiến bệnh nhân gãi. Điều này dẫn đến tổn thương da nhiều hơn cũng như tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa phần lớn do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
Các chuyên gia da liễu cho biết rằng những điều sau đây có thể góp phần làm thay đổi hàng rào bảo vệ da, giúp kiểm soát độ ẩm.
1. Di truyền học
Khả năng phát triển bệnh viêm da cơ địa sẽ cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, nếu trong gia đình cả ba mẹ đều có tiền sử bệnh viêm da thì 80% trẻ được sinh ra đều có nguy cơ mắc bệnh. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những thay đổi ở gen kiểm soát một loại protein cụ thể và giúp cơ thể chúng ta duy trì lớp da khỏe mạnh. Nếu không có mức protein bình thường này, hàng rào bảo vệ da sẽ thay đổi, khiến hơi ẩm thoát ra ngoài và khiến hệ thống miễn dịch của da tiếp xúc với môi trường, dẫn đến viêm da dị ứng.
2. Hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch thường giúp chống lại bệnh tật, vi khuẩn và vi rút trong cơ thể bạn. Đôi khi, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể gây viêm da, dẫn đến viêm da dị ứng.
3. Môi trường
Các yếu tố môi trường có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch thay đổi hàng rào bảo vệ của da, khiến độ ẩm thoát ra nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến viêm da dị ứng. Những yếu tố này có thể bao gồm:
- Tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Một số loại chất gây ô nhiễm không khí.
- Nước hoa và các hợp chất khác được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da và xà phòng.
- Da khô quá mức.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa không có tính lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da trực tiếp. Mặt khác, như đã đề cập trên, bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, hiện tại không có cách để điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh chàm da chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng và tình trạng bệnh thuyên giảm theo thời gian.
Nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và kiểm soát bệnh chàm, bao gồm:
- Đầu tiên, người bệnh nên hạn chế việc gãi mạnh và tránh các tác nhân gây ngứa, điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn trên da.
- Dưỡng ẩm da bằng các chất làm mềm như anolin, glyceryl stearate và sterol đậu nành, giúp làm mềm và lấp đầy các vết nứt trên da.
- Sử dụng corticosteroid bôi tại chỗ để giảm sưng, tấy đỏ và ngứa khi bùng phát.
- Dùng thuốc kháng sinh histamin dạng bôi thường điều trị cho viêm da dị ứng, có tác dụng chống ngứa và kháng viêm. Một số loại thuốc histamin có thể dùng qua dạng viên uống. Dù vậy bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ da liễu trước khi dùng.
Dùng thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh bôi tại chỗ giúp thuyên giảm triệu chứng viêm da cơ địa.
Kết
Hy vọng qua bài viết chia sẻ từ Sakirei đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách chú ý trong việc vệ sinh cơ thể mỗi ngày, tránh các tác nhân gây kích ứng đối với cơ thể bạn, cùng một lối sống lành mạnh là cách giúp bạn có một cơ thể thật khỏe mạnh hơn mỗi ngày.