Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Bị mụn ở má cũng là một trong những vấn đề da phổ biến mà nhiều người mắc phải. Sakirei mời bạn theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý tình trạng mụn này một cách hiệu quả.
Vì sao bị mụn ở má?
Mụn là vấn đề da mà ai cũng gặp phải ở nhiều vị trí khác nhau như: trán, mũi, quai hàm, cằm,... Đặc biệt, khi bạn bị mụn ở má sẽ để lại nhiều vết thâm mụn đỏ chằng chịt, “đeo bám” dai dẳng nếu không xử lý đúng cách.
Bị mụn ở má ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ làn da.
Dưới đây là những nguyên nhân bị mụn viêm ở má phổ biến:
- Lỗ chân lông to: chăm sóc da không đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông vùng da hai bên má nở rộng, tạo điều kiện thuận lợi để mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm hình thành.
- Dầu thừa khiến da bít tắc: tuyến bã nhờn, dầu thừa tiết ra quá nhiều sẽ khiến da dễ bám bụi, gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó, vi khuẩn gây mụn sẽ dễ dàng phát triển trên da.
- Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu: nhiệm vụ của hàng rào bảo vệ da đó chính là duy trì độ ẩm và chống lại những tác nhân gây hại cho da từ môi trường bên ngoài. Nếu hàng rào này bị suy yếu, các tác nhân bên ngoài sẽ dễ dàng tác động đến da, không chỉ gây mụn mà còn khiến da bị xuống cấp nghiêm trọng.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: sẽ khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ, xuất hiện các nốt mụn bọc, mụn nước li ti ở hai bên má, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đường uống: bị mụn ở má cũng có thể do việc sử dụng thuốc điều trị bệnh bởi việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến khả năng thải độc của gan suy yếu, từ đó phát sinh mụn.
- Nguyên nhân từ bên trong cơ thể: thay đổi hormone, rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân bị mụn viêm ở má. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến gan, phổi, suy giảm hệ miễn dịch cũng sẽ dẫn đến tình trạng mụn này.
- Thói quen sống không lành mạnh: thức khuya, căng thẳng quá độ, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn 2 bên má.
Các triệu chứng thường gặp khi bị mụn 2 bên má
- Mụn đầu đen: là loại mụn trứng cá mở, có thể dễ dàng nhìn thấy bởi các đốm đen, nâu do quá trình oxy hóa gây ra.
- Mụn đầu trắng: còn được gọi là mụn trứng cá đóng, loại mụn này khá nhỏ là khó nhận biết nhất.
- Sần mụn mủ: là những nốt mụn có đường kính 2-5mm, nốt mụn nổi gồ lên trên nền hồng ban, khá cứng chắc, đầu mụn có mủ màu trắng bên trong.
- Mụn nang: gần giống với các nốt sần nhưng lớn hơn và nghiêm trọng hơn, khi chạm vào sẽ cảm thấy rất đau.
Mụn ở má nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ lan rộng.
Bị mụn ở má cần điều trị như thế nào?
Bị mụn đỏ ở má hay bị mụn viêm ở má đều sẽ được giải quyết một cách triệt để nếu bạn tìm đúng phương pháp. Dưới đây sẽ là những cách trị mụn ở má được các chuyên gia khuyến cáo:
Sử dụng các sản phẩm bôi thoa khi bị mụn ở má
Có rất nhiều sản phẩm bôi thoa giúp điều trị mụn ở má hiệu quả.
Đây là phương pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo các hoạt chất dưới đây:
- Retinoids: có tác dụng giảm viêm, giảm tiết dầu, giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng, từ đó, hạn chế tình trạng mụn. Khi sử dụng, nên bắt đầu với nồng độ thấp và sau đó tăng dần để hạn chế kích ứng.
- Benzoyl peroxide: có tác dụng triệt tiêu các vi khuẩn gây mụn, hiệu quả với các nốt mụn viêm. Bạn nên sử dụng từ nồng độ 2,5% trước, sau đó tăng dần để đạt hiệu quả như mong muốn.
- Axit salicylic: có khả năng thanh tẩy tế bào chết, làn tan lượng dầu thừa, loại bỏ bã nhờn một cách hiệu quả. Hoạt chất này được sử dụng nhiều trong các loại sữa rửa mặt, toner, serum,...
Trị mụn ở má bằng thuốc uống
Khi bị mụn ở 2 bên má, bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc đường uống.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ khi bị mụn viêm ở má mà có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: minocycline, doxycycline, clindamycin để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn viêm.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn mà bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác như: sử dụng thuốc điều hòa nội tiết tố, sử dụng thuốc Isotretinoin, Spironolactone,...
Điều trị mụn ở má bằng các phương pháp can thiệp chuyên sâu
Khi bị mụn ở má với tình trạng nặng, bạn nên lựa chọn các biện pháp can thiệp sâu.
Đối với tình trạng bị mụn ở má nặng, bạn nên đến phòng khám hoặc các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp can thiệp xâm lấn như:
- Peel da hóa học.
- Biện pháp ánh sáng và laser.
- Dẫn lưu nang mụn.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe hợp lý để cải thiện sức khỏe từ bên trong và chú trọng đến chu trình chăm sóc làn da hàng ngày, đặc biệt là bước làm sạch. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng bị mụn ở má một cách nhanh chóng và ngăn ngừa mụn tái phát.
Bị mụn ở má sẽ chẳng còn là nỗi ám ảnh nếu bạn hiểu được nguyên nhân và biết cách điều trị hợp lý. Bài viết này hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích giúp loại bỏ mụn ở má hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.