Là tuýp da phổ biến ở người Việt Nam, da dầu mụn những tưởng chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ thế nhưng tiềm ẩn sau đó còn là các nguy cơ bệnh lý khác về da. Trong khi đó, không phải ai cũng biết chăm sóc da dầu mụn chuẩn y khoa.
Sự thật về làn da dầu & cách nhận biết
Nhiều người sở hữu làn da dầu rất khó chịu với cảm giác gương mặt lúc nào cũng bóng nhẫy như “chảo dầu”, tuy nhiên, dầu nhờn không phải là “kẻ xấu”, thực chất đổ dầu là cơ chế cấp ẩm đặc biệt của da, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Bã nhờn là một hỗn hợp được tạo ra từ chất béo, có lợi trong việc cung cấp cho da độ ẩm nhất định. Khi lượng dầu này được sản sinh quá mức cần thiết, điều đó tạo nên làn da dầu, hay còn gọi da nhờn.
Một trong số cách nhận biết da dầu rõ ràng nhất là làn da lúc nào cũng bóng nhờn, ngay cả khi thởi tiết trở lạnh. Biểu hiện của dầu thừa rõ nhất là ở vùng chữ T gồm cánh mũi, cằm, trán và cổ. Do lượng bã nhờn sản sinh ra quá nhiều, làm lỗ chân lông nở to, bụi dễ bám vùng da từ đó làm tăng nguy cơ bị mụn đầu đen và đầu trắng. Nghiêm trọng hơn có thể biến tướng thành mụn mủ, sưng đỏ và viêm da.
Bề mặt da luôn bóng nhờn, xuất hiện nhiều mụn là biểu hiện dễ thấy nhất của làn da này
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra làn da của mình có phải da dầu hay không bằng cách quan sát các đặc điểm sau:
- Da để lại vết dầu, cụ thể mỗi khi bạn tình cờ chạm da mặt vào vật gì đó, da sẽ để lại vết dầu trên bề mặt (quen thuộc nhất là bề mặt điện thoại)
- Sử dụng giấy thấm dầu: rửa mặt thật sạch và để khoảng 30 phút, sau đó dùng giấy thấm dầu lau mặt. Nếu là da dầu, giấy sẽ dính và thấm dầu ngay lập tức. Nếu không phải, giấy thấm dầu sẽ khô hoặc chỉ dính một lượng dầu rất nhỏ.
Nguyên nhân da dầu & những ảnh hưởng không ngờ
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng tiết bã nhờn và gây ra tình trạng dầu trên da mặt. Trong số đó có thể chia thành 2 nhóm cơ bản: nguyên nhân không thể kiểm soát và nguyên nhân có thể kiểm soát.
Nguyên nhân không thể kiểm soát gồm:
- Di truyền: Nếu bạn có bố mẹ hay ông bà sở hữu làn da dầu mụn thì nguy cơ cao làn da bạn cũng sẽ thuộc tuýp da dầu.
- Tuổi tác: So với những người ở độ tuổi trên 30 thì người dưới 30 gặp các tình trạng về da dầu thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các hormone androgen hoạt động mạnh mẽ, kích thích sản xuất chất bã nhờn. Trong khi bước qua tuổi 30, lượng protein và collagen bắt đầu sụt giảm đáng kể, làm cho hoạt động tuyến bã nhờn chậm lại, cũng là nguyên nhân khiến da trở nên khô hơn.
- Rối loạn nội tiết tố theo chu kỳ: Cơ thể thường có sự thay đổi về nội tiết trong các giai đoạn như: dậy thì, kinh nguyệt, mang thai,… Lúc này, sự thay đổi về nội tiết cũng có tác động mạnh đến sự tiết bã nhờn của da.
- Môi trường sống: Thông thường, những người ở khu vực khí hậu nóng ẩm sẽ đổ dầu nhiều hơn so với các khu vực khác. Ngoài ra, mùa hè sẽ là thời điểm mà tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều so với các mùa còn lại trong năm.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân có thể kiểm soát chính là cơ sở để chăm sóc da dầu mụn đúng cách, hiệu quả. Bao gồm:
- Chế độ ăn uống mất cân bằng: Thực đơn hàng ngày sử dụng nhiều chất dầu mỡ nhưng lại thiết chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ khiến da tiết nhiều chất bã nhờn.
- Tình trạng căng thẳng: Sự căng thẳng và mệt mỏi quá độ cũng khiến cho da của bạn tiết nhiều bã nhờn hơn.
Chăm sóc da hằng ngày chưa đúng cách: Quy trình chăm sóc da dầu mụn sai cách sẽ khiến tình trạng da ngày càng tệ hơn khi lỗ chân lông không được làm sạch gây bí, sinh mụn.
Ăn nhiều đồ chiên rán, chứa nhiều chất béo khiến da đổ dầu nhiều hơn.
Ngoài việc khiến là da trở nên bóng nhờn, cảm giác bết dính khó chịu thì da dầu còn dễ gặp phải các vấn đề về lỗ chân lông, mụn và các biến chứng của mụn. Những người da dầu thường sở hữu bề mặt da kém mịn màng, da dễ sần sùi vì mụn ẩn và sẹo rỗ sau mụn.
Lỗ chân lông to là một trong những ảnh hưởng dễ thấy nhất của da dầu. Lỗ chân lông đóng vai trò “ống dẫn” để đưa dầu ra bên ngoài bề mặt, khi lượng dầu càng cao sẽ càng khiến lỗ chân lông giãn nở to. Lâu dần không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ sinh mụn, lại tạo điều kiện tiết dầu nhiều hơn.
Lượng bã nhờn thải ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn ăn bã nhờn) phát triển gây viêm nang lông, khối hỗn hợp tế bào sừng bị bong vảy từ đó hình thành nên mụn trứng cá mà bắt đầu là những chấm trắng, đầu đen. Nếu lượng vi khuẩn quá nhiều sẽ làm phá hủy nang lông, làm biến tướng mụn trứng cá thành mụn mủ, mụn bọc,… gây ra vết thâm sau mụn, sẹo rỗ rất khó lành trên da.
Các bước chăm sóc da dầu mụn chuẩn khoa học
Có rất nhiều sai lầm trong việc chăm sóc da dầu mụn, điển hình là nỗ lực làm sạch toàn bộ lớp dầu có trên da trong khi đó, lại bỏ qua những bước cốt lõi trong chu trình dưỡng da mỗi ngày như dưỡng ẩm, chống nắng,...Theo đó, các bước chăm sóc da dầu mụn đúng cách bao gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1 - Tẩy trang
Tẩy trang là bước khởi động quan trọng trong chu trình chăm sóc da dầu hàng ngày. Dù là chỉ sử dụng kem chống nắng hoặc thậm chí không trang điểm thì bạn vẫn cần tẩy trang bởi chỉ dùng sữa rửa mặt sẽ không thể hoàn toàn loại bỏ lớp bụi bẩn cũng như lượng dầu thừa tích tụ trên da sau một ngày dài.
Bước 2 - Làm sạch
Sau tẩy trang, làm sạch da bằng sữa rửa mặt là bước quan trọng để loại bỏ những bụi bẩn và bã nhờn còn sót lại. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh bởi có thể khiến da trở nên khô ráp sau khi rửa mặt. Da càng khô, lại càng tiết dầu nhiều hơn để bù lại độ ẩm, tốt nhất nên chọn loại sữa rửa mặt cho da dầu có pH từ 5-6.5. Cũng như không chà xát, mạnh mà hãy thật nhẹ nhàng để tránh tổn thương bề mặt da. Bạn cũng chỉ nên rửa mặt hai lần sáng và tối với sữa rửa mặt. Còn lại trong ngày, nếu như da đổ quá nhiều dầu bạn có thể rửa nhẹ nhàng với nước hoặc dùng khăn khô thấm bớt dầu trên mặt.
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, thao tác nhẹ nhàng giúp làm sạch da, ngừa tiết dầu
Bước 3 - Cân bằng ẩm
Sau bước rửa mặt, làn da sẽ ở trong trạng thái nhạy cảm. Từ sau khi da mặt khô, bạn chỉ có 60 giây vàng để nhanh chóng cân bằng ẩm cho da bằng toner. Sử dụng toner chăm sóc da dầu mụn sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức 5.5 lý tưởng, giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông mà hai bước tẩy trang và sữa rửa mặt còn sót lại.
Bước 4 - Kết hợp treatment
Đưa treatment vào chu trình chăm sóc da dầu mụn hằng ngày đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, không phải treatment nào được nhiều người sử dụng cũng có thể hợp cạ với bạn. Việc dùng treatment nên được thăm khám và tư vấn bởi chuyên gia.
Các treatment thường dùng cho da dầu mụn được chia ra thành 2 nhóm: thành phần đặc trị mụn gồm Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid (AHA) và thành phần kháng viêm phục hồi da gồm Niacinamide và Retinol.
- Benzoyl Peroxide: Với khả năng thâm nhập vào sâu trong lỗ chân lông, loại bỏ vi khuẩn gây mụn và ngừa mụn hình thành, Benzoyl Peroxide giúp làm khô cồi mụn nhanh chóng, giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình lành mụn.
- Salicylic Acid (BHA): Salicylic Acid có khả năng thẩm thấu vào sâu trong lỗ chân lông, làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn và tạp chất, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm tiết dầu.
- Glycolic Acid (AHA): Hoạt chất phù hợp với mọi tình trạng mụn bởi khả năng làm sạch bề mặt da, đánh bay mụn và xử lý thâm mụn.
- Niacinamide: Niacinamide có đặc tính kháng viêm, làm xẹp và làm lành tổn thương do mụn nhanh chóng, giúp tăng cường hàng rào lipid ở lớp biểu bì, củng cố và bảo vệ làn da khỏi tác hại từ môi trường.
Retinol: Là dẫn xuất Vitamin A, retinol có khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào, kích thích sản sinh collagen, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Niacinamide là một dạng của vitamin B3, thường được khuyên dùng trong chăm sóc da dầu mụn
Bước 5 - Dưỡng ẩm
Sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất của bạn da dầu là bỏ qua bước dưỡng ẩm. Thực tế, chính là da thiếu ẩm mới khiến dầu tiết ra nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng bí bách da, bạn nên ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu gel mỏng nhẹ, thấm nhanh và thoáng hơn.
Bước 6 - Chống nắng
Bất kể loại da nào nếu không dùng kem chống nắng, tất cả các bước skincare đều trở nên vô nghĩa. Không nhất thiết phải “có nắng mới chống nắng”, ngay cả khi ở trong nhà thì làn da của bạn cũng có thể đang bị tia UV từ màn hình laptop, điện thoại âm thầm hủy hoại. Kem chống nắng chính là rào chắn để ngăn cản tia UV tiếp xúc vào da, ngăn kích thích sản sinh melanin - là nguyên nhân khiến da bị nám, sạm đen, đồng thời ngăn ngừa lão hóa sớm. Nếu lo lắng việc thoa kem chống nắng làm bí bách da, bạn chỉ cần lựa chọn sản phẩm chuyên biệt cho da dầu, có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh.
Tẩy tế bào chết
Bên cạnh 6 bước chăm sóc da dầu mụn cơ bản mỗi ngày, bạn cũng cần làm sạch lớp da chết định kỳ 2 lần/tuần. Sản phẩm tẩy da chết cho da dầu có thể chọn các loại gel chứa hạt hoặc không. Tuy nhiên, nếu tình trạng da vừa dầu vừa có mụn thì hãy nói không với các loại tẩy chứa hạt kích thước lớn, nhằm tránh ma sát gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
Việc áp dụng chu trình chăm sóc da dầu mụn chuẩn khoa học từ Sakirei mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa đáng kể tình trạng đổ dầu và hình thành mụn, nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp hơn từng ngày. Chìa khóa của một làn da đẹp không ở đâu xa mà nằm ngay ở cách bạn chăm sóc và đối xử với da mỗi ngày.