Dị ứng da không chỉ khiến bạn ngứa rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa cũng như phục hồi da một cách tốt nhất!
Dị ứng da là gì?
Dạ bị dị ứng hay kích ứng là một trong những phản ứng của hệ thống miễn dịch, xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây gây bệnh hoặc một chất lạ nào đó.
Dị ứng da là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người.
Những chất lạ này được gọi là dị nguyên, bao gồm: một số loại thực phẩm, lông thú, phấn hoa, bụi bẩn, thuốc,... Da mặt bị dị ứng cũng là một dấu hiệu dị ứng da dễ nhận biết nhất.
Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng da
Khi làn da bị dị ứng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như sau:
- Da khô ráp, bong tróc.
- Da có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát.
- Da bị phù nề, sưng viêm, nổi mẩn đỏ
- Phát ban, nổi mề đay, xuất hiện mụn nước
- Da mặt bị đỏ, sần ngứa.
Mề đay là một trong những biểu hiện dị ứng da phổ biến nhất.
Các loại dị ứng da thường gặp
Viêm da tiếp xúc
Là tình trạng dị ứng da do tiếp xúc với các tác nhân khiến làn da trở nên mẫn cảm như: bụi bản, phấn hoa, nấm mốc, lông thú, mỹ phẩm,... Tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc ít hay nhiều và khả năng bảo vệ của da mà người bệnh sẽ có những mức độ dị ứng khác nhau như: ngứa rát, nổi ban đỏ,...
Dị ứng da do thời tiết
Đây cũng chính là kiểu da dị ứng khá phổ biến, thường gặp phải khi thời tiết thay đổi, cơ thể chưa thích ứng kịp, với các biểu hiện như: phát ban, mẩn bổ, ngứa ngáy rất khó chịu.
Dị ứng da do thực phẩm
Ở một số người, cơ thể của họ không thể dung nạp được một nhóm thực phẩm nhất định, gây nên tình trạng dị ứng như dị ứng với sữa, trứng, các loại hạt, hải sản,...
Nguyên nhân chính của tình trạng này nằm ở hệ thống miễn dịch. Khi thực phẩm đi vào cơ thể, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn với các yếu tố gây hại, từ đó tạo ra kháng thể để chống lại những loại thực phẩm này và gây kích ứng da.
Dị ứng da do sử dụng thuốc và bệnh lý
Tình trạng da bị kích ứng còn đến từ các tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc được cảnh báo có thể gây dị ứng da bao gồm: Aspirin, Penicillin, Salicylate,...
Một số loại thuốc mà bạn sử dụng cũng có thể gây dị ứng da.
Bên cạnh đó, da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa còn liên quan đến một số bệnh lý, đặc biệt là gan vì gan là cơ quan giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể, khi chức năng này suy yếu, các chất độc hại sẽ tích tụ và gây nên các biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Da bị dị ứng mỹ phẩm
Một số chất bảo quản hoặc hương liệu trong mỹ phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, đặc biệt là da nhạy cảm. Một số thành phần dễ gây nên tình trạng dị ứng da bao gồm: quaternium-15, paraben, isothiazolinone, bromo nitropropane,...
Khi bị dị ứng da nên làm gì?
Thông thường, việc xác định nguyên nhân gây dị ứng da là rất khó, đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và một liệu trình thích hợp theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Khi gặp những dấu hiệu dị ứng da nghiêm trọng, nên đến gặp bác sĩ chuyên môn.
Song song với đó, bạn cũng cần biết một số cách chữa dị ứng da tại nhà để hỗ trợ nền da phục hồi một các nhanh nhất. Dưới đây là một số lưu ý cũng như cách phục hồi da bị kích ứng tại nhà mà bạn có thể áp dụng.
- Ngưng những tác nhân bị nghi là gây dị ứng, rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
- Đắp mặt nạ dưa leo, lô hội, xông tinh dầu bạc hà.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da được chuyên gia tư vấn, có thành phần lành tính, dành riêng cho da nhạy cảm cần phục hồi để tạo nền da khỏe.
- Sử dụng thuốc dị ứng da trong trường hợp da bị dị ứng nghiêm trọng, gồm thuốc bôi thoa, thuốc sát trùng, thuốc kháng viêm.
Dị ứng da là một trong những vấn đề da phổ biến với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc da một cách khoa học.