Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, được xem là thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da không kê toa. Hoạt chất này có khả năng tác động đến các tế bào da, kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào, hỗ trợ điều trị mụn và kháng khuẩn hiệu quả. Cùng Dược mỹ phẩm Sakirei tìm hiểu thêm về thành phần phổ biến này nhé!
1. Retinol là gì?
Retinol là dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm retinoid - hoạt động bằng cách liên kết các tế bào và trung hòa các gốc tự do có khả năng gây tổn thương đến tế bào collagen của làn da.
Retinol là dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm retinoid
Nhờ công dụng chống lão hóa, làm mờ các vết sẹo, nám, tái tạo tế bào và trị mụn, retinol thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa. Để Retinol phát huy tối đa công dụng, bạn cần sử dụng hoạt chất này liên tục với nồng độ phù hợp và đúng cách.
2. Phân loại các dẫn xuất khác của nhóm retinoids
Retinol là một dẫn xuất của nhóm retinoids gồm 5 loại cơ bản, bao gồm:
- Retinyl palmitate: Retinyl palmitate là dạng retinoid nhẹ nhất cho làn da. Phù hợp với da khô, nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc da có ít nếp nhăn.
- Retinaldehyd: Retinaldehyd có khả năng hoạt động mạnh hơn so với retinyl palmitate, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng trên nền da nhạy cảm hoặc không dung nạp được retinoid.
Nhóm dẫn xuất retinoids gồm 5 loại
- Retinol: Retinol là gì? Đây là một hoạt chất mạnh nhất trong nhóm retinoids không kê đơn, được sử dụng phổ biến với tác dụng chống lão hóa, mang lại làn da mịn màng, căng bóng.
- Tretinoin: Đây là một trong các dạng retinoid có tác dụng mạnh nhất trên da, hoạt động mạnh gấp 20 lần so với retinol nên cần kê toa từ bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tazarotene: Loại chất thuộc dạng mạnh nhất trong nhóm retinoids, thường được ứng dụng điều trị các vấn đề lão hóa da. Vì vậy, cần có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng
Retinol bôi ngoài da thường sẽ được lựa chọn sử dụng dưới dạng nhẹ nhàng
Retinol bôi ngoài da thường sẽ được lựa chọn sử dụng dưới dạng nhẹ nhàng và ít kích ứng nhất. Đối với các nhóm còn lại, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để có liều dùng phù hợp.
Ngoài ra, các sản phẩm chứa retinol dạng gel được cho là hiệu quả nhất với khả năng thấm thấu tốt, dễ dàng hấp thụ và phù hợp với da nhạy cảm. Ngược lại với làn da khô, retinol dạng kem sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
3. Retinol có tác dụng gì?
Hoạt chất trong nhóm retinoids có chức năng tăng sinh collagen
Retinol hoạt động như một thành phần liên kết các tế bào da và trung hòa các gốc tự do. Từ đó giúp tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen và hỗ trợ điều trị các vấn đề khác của da. Cụ thể như:
3.1. Retinol có tác dụng giúp chống lão hóa da
Để hạn chế quá trình lão hóa, bên cạnh việc dưỡng ẩm và chống nắng để bảo vệ làn da, việc bổ sung retinol vào chu trình chăm sóc da sẽ góp phần phần kích thích tăng sinh collagen. Đặc biệt, retinol còn hỗ trợ giảm nám, tàn ngang và bảo vệ làn da trước tác động tiêu cực từ môi trường.
Nhờ khả năng kích thích sản sinh collagen, retinol còn giúp trẻ hóa da, bằng cách làm đầy các nếp nhăn và đẩy lùi quá trình lão hóa da. Từ đó, trả lại làn da tươi sáng, căng tràn sức sống.
Retinol còn giúp trẻ hóa da, bằng cách làm đầy các nếp nhăn
3.2. Retinol có tác dụng cải thiện vấn đề lỗ chân lông và mụn
Retinol có công dụng loại bỏ các tác nhân gây mụn như bụi bẩn, dầu thừa, da chết tích tụ dưới lỗ chân lông. Qua đó giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, làm giảm bít tắc, hạn chết tuyến dầu nhờn và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả.
Ngoài ra, retinol còn có tác dụng kháng khuẩn và chống sưng trên bề mặt da - hữu hiệu trong việc điều trị mụn, cải thiện các vấn đề về mụn. Vì vậy, nếu đang gặp các loại mụn (mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc,..), nám, tàn nhang hay lão hóa thì hoàn toàn có thể sử dụng retinol để điều trị.
3.3. Tái tạo, tăng độ đàn hồi cho da
Hoạt chất có chức năng trung hòa các gốc tự do, giúp tăng độ đàn hồi cho da
Retinol hoạt động như một thành phần liên kết các tế bào, trung hòa gốc tự do bên trong làn da. Nghĩa là, retinol có thể tác động lên các tế bào khác, thẩm thấu và kích thích sản sinh ra tế bào mới, đẩy nhanh quá trình sản xuất collagen từ đó làm tăng độ đàn hồi cho da.
3.4. Dưỡng ẩm cho làn da
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, retinol có khả năng giữ nước cho làn da. Qua đó, giúp bề mặt da luôn căng bóng, mịn màng và đủ ẩm. Nhờ đặc tính này, da dầu sẽ được cấp ẩm sâu, hạn chế tiết nhờn hiệu quả.
3.5. Retinol có tác dụng mờ thâm mụn, sạm nám, làm sáng da
Ức chế sự tăng sinh của sắc tố melanin và ngăn ngừa tăng sắc tố da
Một tác dụng một bật khác của retinol chính là ức chế sự tăng sinh của sắc tố melanin và ngăn ngừa tăng sắc tố da. Nhờ đó, các thâm mụn, đốm nâu hay tàn nhang, sạm, nám đều được loại bỏ vô cùng hiệu quả nếu sử dụng retinol đúng cách và đều đặn.
4. Làn da của bạn phù hợp với retinol loại nào?
Đối với nhóm da khô, mỏng và nhạy cảm, chỉ nên sử dụng retinol nồng độ 0.025%. Sau khi đã da đã dần quen, bạn có thể chuyển sang các nhóm chất khác mạnh hơn hoặc tăng nồng độ để đẩy nhanh hiệu quả.
Da thường và hỗn hợp được khuyến cáo sử dụng retinol ở nồng độ 0.03%. Sau đó, quan sát phản ứng của da đối với sản phẩm như thế nào mới quyết định thay đổi sản phẩm hoặc tăng, giảm nồng độ. Với làn da khỏe, ít kích ứng với hoạt chất nặng như retinol, bạn có thể bắt đầu với nồng độ từ 0,5% đến 1%.
5. Hướng dẫn sử dụng retinol đúng cách
Đối với một hoạt chất mạnh như retinol, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn cũng như tuân thủ liều lượng được bác sĩ chỉ định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, còn một số lưu ý quan trọng sau:
Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như tuân thủ liều lượng
5.1. Tần suất áp dụng cách sử dụng retinol
Làn da thường rất mong manh và nhạy cảm, vì vậy chúng luôn cần thời gian để thích nghi với sản phẩm hoặc hoạt chất mới. Do đó, thời gian đầu khi mới bắt đầu bạn chỉ nên sử dụng retinol 1 lần/tuần và tăng tần suất sử dụng khi nhận thấy làn da đã hoàn toàn thích ứng.
5.2. Thứ tự dùng retinol trong quy trình chăm sóc da buổi tối
Thứ tự sử dụng retinol trong chu trình dưỡng da: Tẩy trang - rửa mặt - toner - serum - retinol - gel dưỡng/kem dưỡng.
Trong trường hợp cần sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ acid cao cùng một thời điểm với retinol, tốt nhất nên giãn cách thời gian sử dụng từ 30 phút trở lên. Bởi hoạt chất này đòi hỏi sự cân bằng độ pH trên da để chuyển đổi thành retinoic acid. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ áp dụng với da khỏe mạnh, ít kích ứng.
Hạn chế kết hợp retinol cùng các sản phẩm có tính acid
Bên cạnh đó, người dùng nên hạn chế kết hợp retinol cùng các sản phẩm có tính acid như AHA, BHA, vitamin C vào chung một thời điểm để hạn chế tình trạng viêm da và kích ứng. Đồng thời giúp các hoạt chất được phát huy tối đa công dụng và ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
6. Câu hỏi liên quan khi sử dụng retinol
Là một dẫn xuất từ vitamin A có tác dụng mạnh mẽ trên da, retinol thường nhận được rất nhiều thắc mắc về tác dụng cũng như mức độ hiệu quả trên da. Cụ thể:
6.1. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng retinol
Nếu sử dụng sai cách, retinol cũng có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với làn da. Bao gồm:
- Khiến da bị kích ứng, đỏ da, nổi mẩn đỏ, bong tróc từng mảng nếu không có bước đệm dưỡng ẩm trước đó.
- Sử dụng retinol nồng độ cao với tần suất dày đặc trong thời gian dài trong khi da vẫn chưa quen với hoạt chất sẽ khiến da bị kích ứng, ngừa và kết thành các mảng sừng dày.
Sử dụng sai cách, có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với làn da
- Bùng ổ mụn trong quá trình sử dụng
- Xuất hiện các vết chàm, đổi màu da, sưng tấy và châm chích ở mức độ hiếm khi xảy ra.
6.2. Đối tượng nên tránh sử dụng retinol
Mặc dù là một hoạt chất có lợi, nhưng không phải làn da nào cũng nên sử dụng retinol. Dưới đây là một số đối tượng không phù hợp để sử dụng hoạt chất này:
- Người có da nhạy cảm: Khi sử dụng retinol các tế bào da nhạy cảm chưa kịp tái tạo và phục hồi đã có nguy cơ bị suy yếu và chịu sự tổn thương. Vì vậy, đối với các làn da mỏng manh, nhạy cảm tốt nhất không nên sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Bệnh da liễu: Đối tượng có các bệnh lý như vẩy nến, chàm da eczema hay hội chứng đỏ mặt không nên sử dụng hoạt chất này. Bởi chúng sẽ kích thích vết chàm nổi lên, khiến da càng thêm mẩn đỏ.
Không phải ai cũng phù hợp để sử dụng dẫn xuất của vitamin nhóm A
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng retinol có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khoảng 20% - 35% trẻ bị dị tật sau khi tiếp xúc với thành phần này, thậm chí nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu có thể lên đến 40%.
- Da sau khi điều trị bằng phương pháp xâm lấn: Nếu da vừa tiêm meso, laser, lăn kim hay peel da tốt nhất không nên sử dụng retinol. Bạn cần để da phục hồi lại trạng thái như bình thường ít nhất từ 2 đến 4 tuần mới có thể sử dụng hoạt chất này.
6.3. Retinol sử dụng bao lâu có kết quả?
Thông thường cần mất từ 4 đến 12 tuần để thấy được công dụng của retinol trong việc điều trị mụn trên da. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dày hơn tùy thuộc vào tình trạng da của người sử dụng.
Kết quả sẽ phụ thuộc vào tình trang da và mục đích sử dụng
Đối với tác dụng chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn, cải thiện làn da mịn màng, đều màu cần 12 đến 24 tuần để phát huy hiệu quả. Vì vậy, nếu mong muốn có một làn da khỏe mạnh và trẻ trung, bạn cần kiên trì sử và theo hướng dưỡng của chuyên gia để đạt kết quả tối ưu.
7. Một số lưu ý khi dùng retinol giúp gia tăng hiệu quả
Để hạn chế tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn nồng độ phù hợp với đặc tính và tình trạng da
- Kết hợp với các thành phần khác để nâng cao hiệu quả
- Luôn luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 50
- Không lạm dụng retinol với tần suất dày đặc, hay tự ý sử dụng hoạt chất nồng độ cao khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ da liễu.
Luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
- Hạn chế sử dụng cùng lúc các sản phẩm có chứa retinol
- Ưu tiên áp dụng retinol vào ban đêm
- Không dùng retinol khi đang mang thai
8. Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về retinol, công dụng và cách sử dụng hoạt chất này đúng cách. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về các thành phần dưỡng da trong mỹ phẩm, hãy truy cập trang tin tức tại Dược mỹ phẩm Sakirei để đón đọc các bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm: