“Treatment” là một chủ đề nóng trên các diễn đàn làm đẹp trong những năm gần đây. Vậy, treatment là gì? Hãy cùng Sakirei tìm hiểu về treatment trong bài viết sau nhé.
Treatment là gì?
Từ “treatment” thường xuyên được nhắc đến được hiểu đơn giản là các sản phẩm đặc trị được sử dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể về da như mụn trứng cá, đốm đen, tăng sắc tố, nếp nhăn và viêm. Các sản phẩm đặc trị da đều phải được quản lý và phải được FDA chấp thuận. Những sản phẩm đặc trị này có thể ở dạng kem, gel, nước thơm, dung dịch, huyết thanh và miếng dán trị liệu.
Treatment da là gì?
Đây là quá trình mà da đang được sử dụng các loại sản phẩm đặc trị (treatment). Các hoạt chất treatment sẽ đi sâu vào các tầng da, mỗi hoạt chất sẽ có từng cơ chế hoạt động khác nhau giúp cải thiện các vấn đề mà da bạn đang gặp phải.
Mặc dù không thể phủ nhận những hiệu quả vượt trội mà các sản phẩm treatment mang lại cho làn da, nhưng không phải làn da nào cũng thật sự phù hợp sử dụng đặc trị.
Trong giai đoạn đầu quá trình treatment, da sẽ có dấu hiệu ửng đỏ và châm chích.
Nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng
Trước khi bạn muốn bắt đầu dấn thân vào “thế giới treatment”, hãy thật sự hiểu rõ về làn da của mình. Đặc tính của sản phẩm treatment thường có tác động mạnh mẽ trên da, do đó mà các loại da thuộc dạng mỏng và nhạy cảm không được khuyên dùng treatment trong chu trình chăm sóc da. Hoặc tình trạng da đang bị mụn nặng nên đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê đơn sản phẩm đặc trị phù hợp với mỗi loại da.
Một số hoạt chất treatment trong mỹ phẩm là gì?
Như đã đề cập, mỗi hoạt chất sẽ có những đặc tính khác nhau để điều trị chuyên biệt từng vấn đề da khác nhau. Để bạn có thể lựa chọn đúng loại treatment với tình trạng da hiện tại, tham khảo ngay các thành phần treatment trong mỹ phẩm phổ biến dưới đây nhé:
Axit glycolic (AHA)
Axit glycolic có khả năng tẩy da chết và tăng cường sản xuất collagen bên trong da. Nhờ đó, lỗ chân lông sẽ được thông thoáng, các nếp nhăn trên da được cải thiện, đồng thời giúp hydrat hóa làn da của bạn.
Axit salicylic (BHA)
Axit salicylic được phân loại là một Beta hydroxy axit (BHA), có cơ chế loại bỏ da chết và có thể cải thiện kết cấu cũng như màu sắc của da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nó thâm nhập vào các lỗ nang lông chứa nhiều dầu và do đó cũng giúp trị mụn mụn trứng cá. Có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có chứa axit salicylic. Một số loại có sẵn không cần kê đơn và một số khác cần có đơn thuốc của bác sĩ.
Niacinamide
Đây cũng là thành phần có mặt trong hầu hết các loại treatment phổ biến nhất hiện nay. Niacinamide là một dạng vitamin B3, giúp hình thành keratin và giữ cho làn da của bạn săn chắc và khỏe mạnh. Nó có thể giúp duy trì độ ẩm và ngăn chặn hiện tượng đỏ da. Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ, mặt nạ có thành phần này có thể giúp giảm mẩn đỏ và sưng tấy.
Vitamin C (Axit L-ascorbic)
Axit L-ascorbic là dạng Vitamin C phổ biến trong các sản phẩm treatment chăm sóc da bây giờ. Vitamin C là chất chống oxy hóa duy nhất được chứng minh là có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, giảm thiểu nếp nhăn, sẹo và nếp nhăn. Nó cũng có thể cải thiện sự xuất hiện của các đốm nâu do ánh nắng mặt trời. Việc sử dụng Vitamin C ban đầu có thể gây châm chích hoặc mẩn đỏ, nhưng những tác dụng phụ này thường biến mất khi tiếp tục sử dụng.
Retinol và Tretinoin
Retinol và Tretinoin đều là các dẫn xuất của Vitamin A. Các dẫn xuất Vitamin A có tác dụng nhanh, thẩm thấu sâu vào lớp hạ bì da, giúp khôi phục quá trình sản xuất Elastin và Collagen tự nhiên mà chúng ta mất đi khi già đi.
Retinol được sử dụng để cải thiện mụn trứng cá và sẹo mụn, đốm sắc tố, đường nhăn và nếp nhăn, kết cấu da, tông màu và màu da, và mức độ hydrat hóa của làn da bạn.
Là phiên bản mạnh mẽ và có khả năng gây kích ứng cao hơn Retinol, Tretinoin thường được bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe kê toa. Giống như retinol, nó hoạt động chủ yếu để làm giảm các đường nhăn và nếp nhăn theo tuổi tác. Nó cũng có thể giúp điều trị tổn thương do ánh nắng mặt trời và mụn trứng cá. Tretinoin hoạt động bằng cách đẩy nhanh vòng đời của tế bào da. Thúc đẩy quá trình chết đi của các tế bào da cũ sẽ cho phép các tế bào da mới thay thế chúng.
H2. Cách sử dụng treatment cho da như thế nào là an toàn?
Để hạn chế những hậu quả kích ứng nghiêm trọng trong quá trình sử dụng, cũng như để sản phẩm treatment đạt hiệu quả tối ưu nhất trên làn da, tham khảo những tips sau trong quá trình skincare của bạn:
- Hãy thử trước sản phẩm đặc trị trên một vùng da nhỏ. Nếu sau 24h vùng da test không xuất hiện các dấu hiệu kích ứng nào, thì bạn có thể trực tiếp sử dụng cho vùng da mặt.
Thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ kích ứng với sản phẩm.
- Đối với những làn da “mới nhập môn” treatment, các bác sĩ da liễu khuyên rằng nên sử dụng treatment với liều lượng thấp nhất và tăng dần theo thời gian khi da đã thích nghi với hoạt chất treatment. Tránh việc sử dụng quá liều gây ra hiện tượng kích ứng da nghiêm trọng.
- Lưu ý khi sử dụng treatment chứa các hoạt chất AHA và BHA tuyệt đối không dùng chung với Niacinamide, Tretinoin.
- Có 2 quy tắc mà bạn cần phải nằm lòng là “lỏng trước, đặc sau” và “pH thấp trước, pH đặc sau” khi sử dụng các sản phẩm đặc trị trong quy trình skincare.
Phân loại các hoạt chất theo gốc nước và gốc dầu.
- Một câu hỏi được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên các diễn đàn làm đẹp: “Nên đợi bao lâu giữa các bước chăm sóc da?”. Câu trả lời chung là không có một quy tắc cố định nào cho khoảng thời gian cụ thể giữa các bước dưỡng da, những điều quan trọng là bạn phải sử dụng các sản phẩm theo đúng thứ tự như quy tắc trên. Thời gian chờ mà bạn có thể tham khảo là từ 5-10 phút để làn da được dịu hẳn sau khi sử dụng treatment, rồi tiếp tục các bước dưỡng tiếp theo.
- Đừng bỏ quên kem chống nắng trong thời gian sử dụng treatment! Đặc biệt, trong thời gian này làn da đang cực kỳ nhạy cảm không chỉ với ánh mặt trời, những tác động từ môi trường bên ngoài cũng dễ dàng tổn thương da treatment của bạn. Vì thế, lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số cao, công nghệ chống nắng quang phổ rộng sẽ bảo vệ đa tác động cho làn da của bạn.
- Với các hoạt chất “nặng đô” hơn như Tretinoin hay Hydroquinone, cần phải được tham khảo và kê toa từ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Hậu quả của việc lạm dụng treatment là gì?
Sản phẩm treatment được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết triệt để mọi vấn đề về da. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Hậu quả của việc sử dụng treatment quá đà hoặc dùng sai cách lại càng khiến da bạn trở nên tệ hơn như: da khô bong tróc, đỏ rát, lên mụn ồ ạt (hay còn gọi breakout), da bị mất cân bằng và tiết dầu nhiều hơn, dễ bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, lạm dụng treatment trong thời gian dài khiến da bị bào mòn nặng, mất đi độ đàn hồi tự nhiên.
Dấu hiệu da bị đỏ ngứa, bào mòn khi sử dụng treatment quá liều.
Dấu hiệu da khô bong tróc.
Da bị breakout, xuất hiện mụn trứng cá ồ ạt.
Vậy nên, chỉ cần dùng kiên trì treatment trong khoảng từ 3-6 tháng để cảm nhận được kết quả thay đổi trên da. Sau đó, bạn nên tạm ngưng treatment một thời gian và sử dụng các dưỡng chất như B5, Hyaluronic Acid để phục hồi, cân bằng lại làn da.