Omega 3 là một dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, omega 3 có tác dụng gì, nên bổ sung như thế nào lại là thắc mắc của rất nhiều người. Đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Sakirei đi tìm lời giải!
Omega 3 có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu omega 3 có tác dụng gì, bạn cần biết omega 3 là gì. Theo đó, omega 3 là biết đến là một dạng axit béo không no, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, omega 3 lại không thể tự sản xuất ra omega 3. Vì vậy, để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật của bản thân, bạn cần chủ động bổ sung cho cơ thể hoạt chất này một cách thường xuyên.
Omega 3 có tác dụng gì - Đây là một thành phần quan trọng có mặt trong nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Các tác dụng của omega 3 bao gồm:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: omega 3 có tác dụng làm hạ huyết áp, chống viêm, từ đó giảm tốc độ phát triển của những mảng xơ vữa động mạch.
- Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung omega 3 trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả giúp làm giảm mỡ trong gan nhờ việc giảm thiểu mức chất béo trung tính và làm tăng cholesterol HDL tốt.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: chất béo có trong tuyến tùng chứa hàm lượng lớn omega 3. Đây cũng là nơi sản xuất melatonin - một hormone quan trọng trong việc hình thành giấc ngủ. Việc bổ sung omega 3 giúp tăng chất lượng và thời lượng giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả.
- Nuôi dưỡng mắt sáng khỏe: khi các thiết bị điện tử trở nên phổ biến thì những vấn đề về thị lực như nhức mỏi mắt, mờ mắt, cận thị,... cũng ngày một gia tăng. Omega 3 sẽ giúp nuôi dưỡng đôi mắt thêm tinh anh, sáng khỏe, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
- Làm đẹp da: đây là một trong những tác dụng được nhiều chị em quan tâm khi tìm hiểu omega 3 có tác dụng gì. Theo đó, bổ sung omega 3 sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, tái tạo và phục hồi làn da một cách đáng kể.
Ngoài ra, khi nói về việc omega 3 chữa bệnh gì, bạn cũng sẽ không thể bỏ qua những tác dụng sau: ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư,...
Omega 3 có nhiều trong thực phẩm nào?
Omega 3 có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Bạn có thể lưu ý lựa chọn những loại thực phẩm giàu omega 3 dưới đây:
- Cá thu: trong 100g cá thu có chứa 5.134mg omega 3.
- Cá hồi: ngoài các dưỡng chất thiết yếu như kali, selen, magie, vitamin B thì trong cá hồi còn chứa rất nhiều omega 3. Trong 100g cá hồi có chứa đến 2.260mg omega 3.
- Cá trích: trong 100g cá trích có chứa 1.729mg omega 3, đây cũng là lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn bổ sung omega 3 cho cả gia đình.
- Cá mòi: trong 100g cá mòi có chứa 1.480mg omega 3.
- Hàu: khi ăn 100g hàu là đã có thể cung cấp cho cơ thể 672mg omega 3.
- Hạt lanh: đây là loại hạt có chứa hàm lượng omega 3 dồi dào, thường được chế biến làm dầu. Một muỗng canh hạt lanh có chứa đến 2.338mg omega 3.
- Hạt chia: cứ 28g hạt chia có chứa 4.915mg omega 3, loại hạt này được sử dụng rất nhiều trong các loại thức uống.
- Hạt óc chó: cứ 7 quả óc chó (khoảng 28g) thì có chứa đến 2.542 mg omega 3, loại hạt này được khuyến cáo đặc biệt tốt cho bà bầu
Omega 3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm phổ biến mà chúng ta ăn hàng ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung omega 3 từ các sản phẩm thực phẩm chức năng dưới dạng viên uống. Tuy nhiên, khi bổ sung omega 3 ở dạng này, bạn cần chú ý đến hàm lượng EPA và DHA trong đó bởi liều lượng bổ sung ở mỗi đối tượng là khác nhau, bổ sung quá nhiều còn có thể gây các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, tăng đường huyết,...
Omega 3 uống như thế nào?
Các sản phẩm viên uống chứa omega 3 nên sử dụng sau bữa ăn, tốt nhất là vào buổi sáng vì lúc này, cơ thể có khả năng hấp thu omega 3 một cách tốt nhất. Sau 14h, khả năng hấp thu sẽ giảm dần. Trường hợp bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ thì nên uống omega 3 vào buổi tối, sau bữa ăn.
Hàm lượng bổ sung omega 3 theo từng lứa tuổi cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- 6 - 8 tuổi: nên bổ sung 900mg/ngày.
- 9 - 13 tuổi: bổ sung 1000 - 1200mg/ngày.
- 14 - 18 tuổi: cần bổ sung 1100 - 1600mg/ngày.
- Người trưởng thành: bổ sung 1100mg/ngày (đối với nữ), 1600mg/ngày (đối với nam).
- Người trung niên: nên bổ sung 1100mg/ngày.
- Người mắc bệnh tim mạch: cần 1000mg/ngày.
- Người bị huyết áp cao, tiểu đường: nên bổ sung 2000mg/ngày.
Việc tìm hiểu uống omega 3 khi nào cũng rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả của dưỡng chất này.
Hiểu được omega 3 có tác dụng gì, cách bổ sung loại dưỡng chất như thế nào sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh liên quan. Tuy nhiên, trước khi bổ sung omega 3, đặc biệt dưới dạng viên uống, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng bổ sung thích hợp nhất.